X
livechat
Tìm kiếm [x]

Nguyên nhân bệnh chàm

Chàm là một bệnh da thường thấy nhất và xuất hiện phổ biến trên toàn thế giới, có đến 10% dân số mắc bệnh này. Vậy nguyên nhân bệnh chàm là gì mà có mức độ phổ biến của nó lại lớn như vậy? Đây cũng là điều mà hầu hết bệnh nhân mắc bệnh đều thắc mắc. Việc nắm bắt nguyên nhân gây bệnh chàm cũng là một cách để phòng chống bệnh chàm hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung ở bài viết dưới đây.

Bệnh chàm (hay còn gọi là bệnh eczema) là một bệnh lý ngoài da khá phổ biến, chiếm khoảng 1/4 trên tổng số tất cả các bệnh ngoài da.

Tùy theo mức độ mà có thể phân chia bệnh chầm thành các giai đoạn gồm cấp tính, bán cấp và giai đoạn mãn tính. Bệnh cũng có khả năng xảy ra ở trẻ em trong 6 tháng đầu tiên khi đang bú sữa mẹ.

Nguyen Nhan Benh Cham O Tre

Nguyên nhân bệnh chàm ở trẻ

Mặc dù không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh chàm gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ, sức khỏe cũng như tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy mà việc tìm hiểu các nguyên nhân bệnh chàm là một biện pháp hiệu quả và đóng vai trò quan trọng đối với việc chữa trị bệnh chàm.

Nguyên nhân bệnh chàm là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khá là phức tạp và đa dạng nhưng có thể phân thành 3 nguyên nhân chính chủ yếu gây bệnh như sau:

Do cơ địa cơ thể bệnh nhân:

Bệnh chàm cũng là một bệnh mang tính di truyền trong gia đình. Nếu trường hợp trong gia đình bạn tiền sử có người mắc bệnh chàm hoặc hen suyễn thì nguy cơ bạn mắc bệnh là khá cao.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự rối loạn chức năng trong hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như thần kinh, bài tiết, tiêu hóa, hay thay đổi nội tiết… cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh chàm.

Một yếu tố khác làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh chàm là do các tác nhân kích thích bên trong khi mắc phải một số bệnh lý như hen suyễn, viêm gan, viêm đại tràng, xơ gan, viêm tau xương chũm, viêm mũi xoang, các bệnh về thận….

Do nguyên nhân dị nguyên:

Các nhân tố dị ứng da nguyên là nguyên nhân gây bệnh chàm phổ biến nhưng hầu hết bệnh nhân lại thường bỏ qua và không để ý, có thể kể đến:

Do tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp như thuốc nhuộm, xi măng, sơn xe, dầu mỡ, nguyên liệu làm cao su, thuốc trừ sâu, acid – kiềm, phân bón hóa học….

nguyên nhân bệnh chàm

Những nguyên nhân bệnh chàm thường gặp

Do các đồ dùng hàng ngày gây dị ứng như quần áo, giày dép, chăn màn, kem bôi mặt, kem cạo râu, khăn len, mực in từ các tờ báo,….

Do sử dụng một số thuốc gây phản ứng dị ứng như thuốc tê, chlorocit, sunfamit, lưu huỳnh….

Do một số yếu tố vật lý như độ ẩm, cọ sát, ánh sáng, tổn thương hoặc gãi….

Do ăn phải một số thực phẩm không hợp với cơ địa, nhất là hải sản (cá biển, cá ngừ, tôm, cua…) và các đồ ăn lạ.

Do một số yếu tố khác:

Sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của cơ thể yếu kém cũng là nguyên nhân để bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng một cách nhanh chóng trên bề mặt da.

Bên cạnh đóm chế độ ăn uống hằng ngày không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin, lại ăn nhiều các thực phẩm có tính cay nóng hoặc nhiều đạm cũng khiến bệnh bùng phát.

Cuối cùng, khi phân tích nguyên nhân bệnh chàm có thể nhận thấy ở một số bệnh nhân mãn tính, một số yếu tố ngoại lai như chấn thương tinh thần, cảm xúc mạnh hoặc mâu thuẫn… cũng là điều kiện thuận lợi để sinh bệnh.

Cách ngăn ngừa nguyên nhân bệnh chàm

Các bạn có thể áp dụng thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh chàm cũng như làm giảm mức độ nghiêm trọng nếu chẳng may mắc phải bệnh, cụ thể như:

Hạn chế không tắm quá lâu hoặc quá nhiều. Nên tắm bằng nước ấm và sau khi tắm nên thường xuyên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm.

Hạn chế tối đa tiếp xúc với các sản phẩm có chứa chất kích thích như nước hoa, trang sức, chất tẩy rửa,…. Nếu muốn sử dụng xà phòng tắm thì nên lựa chọn sản phẩm từ thiên nhiên hoặc xà phòng nhẹ.

Vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận ngay cả khi không mắc bệnh chàm.

Tránh các hoạt động làm đổ nhiều mồ hôi hoặc đột ngột thay đổi nhiệt độ.

Nên tập yoga, thiền, các bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng như các biện pháp tâm lý để giảm căng thẳng, tránh kích thích gây bệnh chàm.

Đối với quần áo nên lựa chọn những sản phẩm từ chất liệu cotton hoặc các loại vải sợi bông và thoải mái, rộng rãi.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây dị ứng trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Nếu công việc cần tiếp xúc nhiều với nước hay hóa chất thì cần có phương pháp bảo vệ.

Sử dụng các máy móc tạo độ ẩm trong mùa đông để tránh tình trạng không khí bị khô, dễ kích ứng dẫn đến ngứa da.

Việc nắm rõ nguyên nhân bệnh chàm, đồng thời thực hiện hiệu quả các phương pháp kể trên sẽ giúp bạn phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh trong cuộc sống.

Với những thông tin được đúc kết ngắn gọn phía trên đây, hy vọng đã cung cấp những thông tin cần thiết đối với bạn đọc. Nếu còn bất cứ vấn đề nào cần tư vấn về nguyên nhân bị chàm, triệu chứng hay cách chữa bệnh chàm hiệu quả, cũng như các bệnh da liễu khác, bạn đọc có thể gọi ngay đến tổng đài 0983.000.497.

Phòng khám da liễu Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC