Bệnh chàm là là một bệnh lý về da thường gặp và phổ biến trên khắp thế giới. Tuy bệnh không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó gây nên những rắc rối không hề nhỏ đối với ngoại hình. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh chàm là gì? Có lây nhiễm không?… . Việc nắm bắt những thông tin cơ bản về bệnh giúp cho việc phòng tránh cũng như điều trị bệnh được hiệu quả.
Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm (hay còn gọi là eczema) là tình trạng do viêm. Khiến da bị thay đổi như bị khô, đỏ lên, nặng hơn thì dẫn đến tình trạng nứt nẻ da.
Bệnh có thể xuất hiện trên bề mặt da ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Thường khởi phát từ khi còn bé cho đến tuổi trưởng thành sẽ kết thúc. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ em trong 6 tháng đầu tiên khi đang bú sữa mẹ.
Đây cũng là một vấn đề kinh niên đối với nhiều người. Trên thế giới có khoảng 10% dân số mắc bệnh này. Còn ở Việt Nam bệnh chiếm đến 25% trong tổng số tất cả các bệnh ngoài da.
Tùy theo mức độ mà bệnh chàm có thể phân thành các giai đoạn cấp tính, bán cấp và mãn tính. Bệnh nhân khi mắc bệnh có nguy cơ phát triển các dị ứng khác. Như dị ứng phấn hoa, hen suyễn….
Các hình thể lâm sàng của bệnh chàm
Căn cứ vào nhiều yếu tố mà có thể phân chia bệnh chàm da thành nhiều hình thể lâm sàng khác nhau. Cụ thể:
Theo tính chất của tổn thương
Chàm đỏ: Tình trạng da sẫm đỏ gần giống như là xuất huyết. Xuất hiện một số mụn nước nhỏ và chảy nước vàng, thường hay ăn vào cẳng chân.
Chàm dạng bọng nước: Tình trạng xuất hiện các bọng nước chứa dịch lớn hơn 1mm. Ở những vùng da dày như lòng bàn chân, tay, các mụn nước sẽ sâu và to hơn.
Chàm có sẩn: Tình trạng nổi cao các sẩn nền như sẩn huyết thanh. Thường tập trung thành từng đám.
Theo tiến triển của bệnh
Chàm cấp: Tình trạng nền da phù đỏ và chảy nước nhiều.
Chàm bán cấp: Tình trạng da vẫn đỏ nhưng đã giảm phù nề và không còn chảy nước.
Chàm mạn: Đây là trường hợp do bệnh chàm cấp tính biến chuyển mà thành. Là tình trạng da bị đỏ và có xuất hiện vảy ngứa, đôi khi sẽ chảy nước. Để lâu hoặc gãi nhiều dẫn đến liken hóa khiến da dày lên và nếp da sâu xuống.
Chàm bội nhiễm: Tình trạng bên cạnh mụn nước có xuất hiện các mụn mủ, loét trợt do nhiễm tạp khuẩn, đôi khi có vảy vàng.
Chàm hóa: Tình trạng những bệnh về da khác sẽ biến sang chàm do điều trị không thích hợp. Xuất hiện các mụn nước giống bệnh chàm bên cạnh những thương tổn cũ.
Theo căn nguyên gây bệnh
Chàm thể tạng
Đây là thể thường gặp nhất, có khoảng 2-3 % dân số trẻ em và 1% dân số người lớn bị chàm thể tạng. Bệnh có mối liên hệ chặt chẽ với sốt cỏ khô và bệnh hen.
Nguyên nhân gây bệnh chàm thể tạng vẫn chưa được biết rõ. Thường có tính chất gia đình.
Biểu hiện thường gặp của thể này là tình trạng ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Có thể đi kèm các biểu hiện toàn thân như khô da, đỏ da và viêm. Nếu liên tục gãi có thể khiến trầy xước da, thậm chí là nhiễm trùng.
Chàm tiếp xúc (viêm da tiếp xúc)
Đây là tình trạng thượng bì và bì bị ngứa do một số chất từ môi trường tiếp xúc với da. Gây kích thích hoặc gây dị ứng và thường khởi phát khu trú.
Thể này được chia làm 2 dạng là viêm da tiếp xúc kích thích và viêm da tiếp xúc dị ứng.
Chàm tiết bã
Chàm tiết bã trẻ em
Thể bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chính xác vẫn chưa rõ.
Bệnh không gây cảm giác đau ngứa hay khó chịu gì cho trẻ nhưng trông có vẻ “khó coi”. Những vết chàm thường bắt đầu ở da đầu hoặc vùng tã lót rồi lan rộng nhanh chóng.
Khoảng 1 vài tháng bệnh sẽ hết. Có thể cải thiện nhanh hơn nếu sử dụng một số loại kem và dầu tắm giữ ẩm.
Chàm tiết bã người lớn
Tình trạng da bị chàm này thường gặp ở những người từ 20 – 40 tuổi và chủ yếu do nấm gây ra.
Ban đầu, bệnh có ở da đầu dưới dạng gầu nhẹ. Nhưng có thể nhanh chóng lan rộng ra vùng tai, mặt và cả ngực. Vùng da bị viêm đỏ và bắt đầu bong vẩy.
Cần điều trị bằng kem chống nấm nếu xuất hiện viêm nhiễm.
Chàm ứ đọng
Thể bệnh này có xu hướng thường xuất hiện ở những người trung niên và lớn tuổi. Ở những đối tượng này, do tuần hoàn tĩnh mạch kém nên chàm thường xuất hiện ở chi dưới, Như những đốm viêm ngứa nhỏ ở vùng da quanh mắt cá chân.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây viêm loét.
Chàm dạng đĩa
Thể chàm này thường xuất hiện đột ngột ở thân mình hay cẳng chân. Dưới dạng một vài sang thương da đỏ hình đồng xu, ngứa và rỉ dịch. Thường xuất hiện ở người lớn.
Chàm tổ đỉa
Đây là một thể chàm da mãn tính. Các mụn nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, các ngón tay. Khá là sâu và gây ngứa.
Bên cạnh mụn nước có thể xuất hiện bọng nước nằm sâu trong lòng bàn tay, chân nếu như xuất hiện nhiễm khuẩn thứ cấp.
Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân đặc hiệu. Nhưng nguyên nhân đầu tiên trong hầu hết các trường hợp là do nấm hoặc dị ứng tiếp xúc.
Bệnh chàm có lây không?
Do không nắm bắt chính xác và đầy đủ các thông tin về bệnh chàm mà nhiều người khá thắc mắc không biết bệnh chàm có lây không?
Dù đây là một bệnh về da khá phổ biến với những biểu hiện như ngứa da, nổi mụn đỏ bọng nước, tập trung thành những mảng bọng nước lớn. Có thể gây viêm nhiễm nếu những nốt mụn này vỡ ra.
Thế nhưng bệnh chỉ tự lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể người bệnh nếu hướng điều trị không đúng. Không phải dạng bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chung sống hay tiếp xúc với những người mắc bệnh. Tuy nhiên cũng cần chăm sóc các bệnh nhân thật tốt để họ nhanh chóng khỏi bệnh.
Bệnh chàm nên kiêng ăn gì?
Việc cung cấp một chế động dinh dưỡng hợp lý cũng như lưu ý xem bệnh chàm nên kiêng ăn gì, bổ sung thực phẩm gì sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Thực phẩm gây dị ứng
Một số thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu, khoáng chất cùng một số chất tăng trưởng như đậu phộng, lúa mì, ngô, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, nấm, giá,…. . Thường dễ gây dị ứng và làm hại cho làn da.
Bên cạnh đó, thực phẩm có chứa chất kích thích, chất bảo quản khá là độc hại. Khi người bệnh ăn vào dễ khiến bệnh chàm nặng hơn, dị ứng nhiều hơn. Nhất là những người có làn da mẫn cảm.
Thịt gà và chất tanh
Thịt gà cũng như các thực phẩm tanh khá tốt cho cơ thể. hưng lại không hề có lợi đối với những bệnh nhân mắc bệnh chàm.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra thì việc sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm này trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở nhiều người.
Nội tạng động vật
Nội tạng là nơi tích tụ chất độc trong cơ thể cũng như phân tán chất độc ra bên ngoài. Vì vậy mà đây là bộ phận độc hại nhất.
Việc thêm nội tạng vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể khiến những người có thể trạng dị ứng thông thường nổi mẩn ngứa khắp người. Nếu trường hợp mắc bệnh chàm thì triệu chứng chàm sẽ lây lan gây ngứa mạnh mẽ hơn.
Vì vậy mà hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo khi mắc bệnh chàm thì nên tránh xa các thực phẩm nội tạng.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh chàm, nên bổ sung những loại thực phẩm như sau vào chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh như dầu cá, dầu anh thảo, dầu hạt lanh, các thực phẩm chứa nhiều kẽm, các loại vitamin A, B, C…
Việc lên thực đơn ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với các biện pháp điều trị chắc chắn sẽ giúp bệnh chàm mau khỏi.
Tổng kết
Trên đây là giải đáp bệnh chàm là gì cũng như một sống thông tin cần thiết về bệnh mà các bạn có thể tham khảo để có biện pháp phòng chống bệnh một cách hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ hotline 0983.000.497 để biết thêm thông tin chi tiết cũng như được tư vấn cách chữa bệnh chàm một cách cụ thế nhất.
Phòng khám da liễu Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!