X
livechat
Tìm kiếm [x]

Cách trị chàm môi tận gốc không tái phát

Bệnh chàm môi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở môi. Nguyên nhân khiến chàm xuất hiện rất đa dạng và khó xác định. Bệnh khiến da môi bong tróc, đau đớn, mất thẩm mỹ. Người bệnh gặp phải rất nhiều phiền phức, đau đớn và luôn tìm kiếm một biện pháp điều trị hữu hiệu. Trong bài viết dưới đây bác sĩ chuyên khoa chia sẻ cách trị chàm môi tận gốc. Hy vọng có thể giúp bạn phần nào giải quyết nỗi lo này.

Nguyên nhân nào khiến bạn bị chàm môi?

Rất khó để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm. Tuy nhiên, một số tác nhân chính được xem là nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện. Các tác nhân này có thể chia thành 2 nhóm chính:

Tác nhân gây bệnh ngoại sinh

Là những tác nhân từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng dẫn đến xuất hiện chàm môi. Các tác nhân phổ biến, thường gặp có thể kể đến như:

  • Tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm, môi thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và các chất độc hại trong không khí.
  • Thói quen vệ sinh kém, những người có thói quen liếm môi đưa vi khuẩn từ miệng đến môi và gây bệnh.
  • Tiếp xúc với các chất mang tính kích ứng trong sản phẩm làm đẹp như son môi, dưỡng môi, chống nắng…
  • Các sản phẩm dùng để vệ sinh răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng… cũng có thể gây kích thích, gây bệnh chàm môi
Nguyen Nhan Cham Moi

Nguyên nhân gây bệnh chàm môi là gì?

Tác nhân nội sinh

Một số nguyên nhân bên trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới việc xuất hiện bệnh chàm môi.

Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy bệnh chàm môi mang yếu tố di truyền trong gia đình. Bệnh có thể truyền từ bố mẹ sang con, các anh chị em trong gia đình cũng có xu hướng cùng bị bệnh.

Những bệnh nhân có tiền sử viêm da cơ địa cũng dễ xuất hiện chàm môi hơn.

Người có cơ địa dị ứng dễ xuất hiện tình trạng môi bị chàm.

Môi bị tổn thương không được bảo vệ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, gây bệnh

Các dấu hiệu nhận biết sớm chàm môi

Dấu hiệu chàm môi sớm có thể nhận biết đó là môi bị viêm, đỏ và ngứa. Sau một thời gian, môi khô, bong vảy.

Triệu chứng lan dần từ viền môi ra cả môi trên, môi dưới và xung quanh miệng.

Màu sắc của môi thay đổi, có thể là nâu, đỏ hoặc cũng có thể sáng màu hơn.

Các dấu hiệu bệnh mang đến nhiều phiền phức lại hay tái phát. Vì thế người bệnh luôn băn khoăn không biết chàm môi có chữa được không? chàm môi có hết không? có cách chữa bệnh chàm môi triệt để không?

Cách trị chàm môi tận gốc không tái phát

Chàm môi mang đến cảm giác ngứa rát, đau đớn vô cùng khó chịu. Không những thế tình trạng bong tróc, ửng đỏ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Nếu chàm môi nặng có thể xuất hiện mụn nước gây lở loét, cản trở ăn uống, giao tiếp. Chính vì thế, điều trị chàm môi tận gốc là điều cấp thiết.

Tri Cham Moi Tan Goc

Cách trị chàm môi tận gốc

Điều trị chàm môi tận gốc bằng thuốc

Đây là phương pháp chữa chàm môi đối với tình trạng nặng. Bác sĩ đánh giá tổn thương môi đã có xuất hiện bội nhiễm gây viêm.

Các thuốc thường dùng chủ yếu là thuốc có tác dụng kháng viêm. Nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn khiến bệnh nặng hơn.

Các thuốc kháng Histamin cũng được sử dụng để giảm nhanh triệu chứng ngứa, đau rát. Hạn chế người bệnh gãi, tránh gây tổn thương vùng da môi bị chàm.

Với trường hợp viêm nhiễm nặng hơn, có thể xem xét đến việc sử dụng kháng sinh.

Với bệnh chàm da nhẹ, bác sĩ không khuyến khích sử dụng thuốc. Tuy nhiên, một số sản phẩm chăm sóc da vẫn được khuyên dùng. Sử dụng các chất dưỡng ẩm chuyên biệt cho môi, bôi nhiều lần trong ngày.

Chăm sóc môi bị chàm tại nhà

Chăm sóc môi tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong cách chữa chàm môi. Người bệnh cần chú ý thực hiện để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như ngăn chặn bệnh tái phát.

  • Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước để môi không bị khô, nứt
  • Làm sạch môi một cách khoa học: Không sử dụng các hóa chất mạnh để vệ sinh răng miệng, làm sạch môi sau khi ăn hoặc uống, rửa mặt thường xuyên.
  • Từ bỏ thói quen liếm môi, cắn môi hoặc bóc lớp da khô trên môi
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế căng thẳng, stress
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh xa các món ăn cay nóng
Cham Soc Cham Moi Tai Nha

Chăm sóc môi bị chàm tại nhà

Phòng tránh bệnh chàm môi trở lại

Không có biện pháp triệt để nào có thể chắc chắn bệnh chàm môi không tái phát. Để thoát khỏi nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách phòng tránh tích cực của người bệnh. Nghiêm túc thực hiện các lời khuyên dưới đây để phòng tránh bệnh hiệu quả

  • Có thái độ sống tích cực, vui vẻ: Stress làm tăng nguy cơ hình thành bệnh. Hãy tránh xa nó để phòng bệnh chàm
  • Chăm sóc da thường xuyên, đúng cách: Dưỡng ẩm thường xuyên, đúng giờ. Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với môi nhạy cảm
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
  • Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, hạn chế các loại gia vị cay nóng, chiên rán.
  • Tránh tiếp xúc với thời tiết quá nóng hoặc lạnh. Các loại ăn quá nóng hoặc lạnh cũng cần hạn chế.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm gây phản ứng kích thích, dị ứng cho cơ thể

Tổng kết

Để trị chàm môi triệt để, không chỉ cần thuốc mà người bệnh cần chú ý tự chăm sóc. Phát hiện bệnh sớm, đi khám chuyên khoa để có phương pháp chữa chàm da phù hợp nhất. Liên hệ hotline 0983 000 497 để được tư vấn thêm về bệnh chàm môi. Hoặc đến khám trực tiếp tại phòng khám da liễu Đông Phương nếu nghi ngờ mình bị bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu Đông Phương luôn sẵn sàng hỗ trợ.


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC