X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh ghẻ ruồi là gì? Cách chữa bệnh ghẻ ruồi

Ghẻ ruồi là bệnh truyền nhiễm do cái ghẻ gây ra. Người bị bệnh có biểu hiện ngứa thường xuyên, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, làm việc hay nghỉ ngơi của người bệnh.

Ghẻ ruồi là bệnh gì?

Bệnh ghẻ ruồi là một dạng của bệnh ghẻ, do tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng bọ ve Sarcoptes scabiei hominis (cái ghẻ) gây ra. Đặc điểm của bệnh là những tổn thương trên da là các nốt sần hơi giống hình dạng con ruồi. Bệnh có mối liên hệ với vấn đề vệ sinh kém.

Bệnh ghẻ ruồi lan rất nhanh trên cơ thể nếu không được điều trị. Cảm giác ngứa tại nơi bị bệnh, lan rộng sang các vùng da xung quanh do sự lây lan của tác nhân gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ ruồi

– Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh ghẻ ruồi đó là cảm giác ngứa dữ dội tại nơi bị bệnh. Cảm giác ngứa tăng nhanh vào ban đêm khi cái ghẻ được hoạt hóa. Người bệnh gãi để giảm cảm giác khó chịu, vô tình làm vỡ các nốt ghẻ và làm ấu trùng ghẻ hay cái ghẻ trưởng thành lây lan sang vùng da khác và bắt đầu gây tổn thương mới. Các vị trí thường xuất hiện ghẻ ruồi đó là vùng cánh tay, kẽ tay, bàn chân, mặt, vùng đầu cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân… Nếu bệnh không không được điều trị còn có khả năng lây lan cảm giác ngứa khắp cơ thể.

– Tại những vùng da bị ghẻ, xuất hiện các nốt mụn nước đỏ dễ nhầm lẫn với bệnh ghẻ nước, ban đầu mọc rải rác các nốt nhỏ, lâu dần mọc dày đặc thành từng đám thậm chí liên kết với nhau thành các mụn nước lớn. Các nốt mụn nước này nhìn giống với hình dạng con ruồi, vì thế mà có tên gọi bệnh ghẻ ruồi.

Các vết tổn thương rất ngứa, khó chịu, người bệnh gãi làm xước, vớ mụn nước và khiến da bị loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm da.

Benh Ghe Ruoi 1

Hình ảnh bệnh ghẻ ruồi

Nguyên nhân gây bệnh

Mặc dù ghẻ tồn tại trên da có cả ghẻ đực và ghẻ cái, tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh chính là ghẻ cái bởi ghẻ đực sẽ chết ngay sau khi giao phối. Ghẻ cái đẻ trứng và tiếp tục đào đường hầm dưới lớp sừng của da. Trong suốt cuộc đời của mình, mỗi con ghẻ cái có thể đẻ 3-5 trứng mỗi ngày, đẻ tối đa 30-55 trứng.

Sau 3-5 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng và bắt đầu đào hang, ăn biểu bì không ăn máu, cần 8-10 ngày để phát triển thành cái ghẻ trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Với tốc độ nhân lên nhanh chóng của mình, từ 1 con cái ghẻ ban đầu, rất nhanh sẽ có hàng nghìn con.

Kích thước của cái ghẻ rất nhỏ, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong thời gian đầu bị bệnh, rất khó để nhận ra dấu hiệu bệnh ghẻ. Sau vài ngày, khi số lượng cái ghẻ được nhân lên và đồng thời đào hang, cảm giác ngứa rõ ràng hơn người bệnh mới phát hiện hiện ra.

Bất cứ ai cũng có khả năng bị bệnh ghẻ, tuy nhiên điều kiện môi trường vệ sinh kém, không vệ sinh cá nhân, sống trong khu dân cư đông đúc, môi trường ẩm ướt thường xuyên là những yếu tố thuận lợi giúp bệnh ghẻ ruồi phát triển.

Một số yếu tố nguy cơ thường gặp:

– Vệ sinh cá nhân không tốt: Vệ sinh cơ thể không thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người có tính chất da dầu, hay đổ mồ hôi không được vệ sinh sạch sẽ cũng dễ bị bệnh ghẻ ruồi hơn.

– Nuôi móng tay cũng là một trong những yếu tố nguy cơ. Móng tay dài tiếp xúc với các trung gian gây bệnh như môi trường đất, nước ô nhiễm… cào, gãi lên da đưa cái ghẻ xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước.

– Lây bệnh từ người sang người: Bệnh ghẻ ruồi có lây không? Ghẻ ruồi có khả năng lây lan rất nhanh từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp da chạm da hay gián tiếp qua dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn, màn, gối…. Sức sống cái ghẻ khá mãnh liệt, có thể sống đến 3-4 ngày sau khi dời vật chủ và tiếp tục phát triển nếu bám được vào vật chủ khác.

– Lây bệnh ghẻ ruồi từ thú vật nuôi: Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh ghẻ ruồi khá phổ biến. Bệnh ghẻ ruồi có thể tồn tại và gây bệnh trên vật nuôi, lây sang người khi ôm ấp hoặc qua các vật dụng trung gian khác.

Tác hại của bệnh ghẻ ruồi là gì?

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da không nguy hiểm, tuy nhiên không thể loại trừ yếu tố nguy cơ của bệnh. Một số tác hại của bệnh ghẻ ruồi có thể kể đến như:

Cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng nhất là về đêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Người bệnh luôn trong cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Các vết mụn nước dày đặc trên da ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Người bệnh thường xuyên gãi, cào xước có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bội nhiễm, chàm hóa da, gây tổn thương da vĩnh viễn.

Khi sống trong cộng đồng đông đúc như khu dân cư, quân đội, trường học, bệnh ghẻ không được phát hiện và điều trị sớm dễ lây lan và bùng phát thành dịch bệnh. Việc kiểm soát dịch trở nên khó kiểm soát hơn khi luôn tồn tại nguy cơ lây nhiễm chéo, trở thành vòng lặp trong cộng đồng.

Cách chữa trị bệnh ghẻ ruồi

Bệnh ghẻ ruồi được phát hiện sớm không khó để điều trị. Thông thường các biện pháp nội khoa, bôi ngoài da được sử dụng có thể điều trị triệt để và không gây biến chứng.

Benh Ghe Ruoi 2

Điều trị sớm bệnh ghẻ ruồi bằng thuốc

Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh ghẻ, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ có thể lấy mẫu, soi dưới kính hiển vi để tìm cái ghẻ, ấu trùng và trứng ghẻ, đánh giá giai đoạn và nguy cơ và có phương pháp phù hợp nhất.

Trong giai đoạn đầu của bệnh ghẻ ruồi, cái ghẻ mới phát triển chưa nhiều, các thuốc bôi tại chỗ được chỉ định.

Với tình trạng nghiêm trọng hơn, thuốc uống sẽ được chỉ định điều trị song song với thuốc bôi tại chỗ để điều trị toàn thân.

Điều trị ghẻ ruồi bằng thuốc là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả đối với bệnh ghẻ ruồi. Một số thuốc thường được sử dụng như:

Thuốc D.E.P: sử dụng bôi trực tiếp ngoài da tại những vị trí xuất hiện các nốt ghẻ. Rửa sạch và thấm khô tay và vị trí cần bôi thuốc, bôi một lớp mỏng trên da, không bôi với diện tích rộng lan sang vùng da không bị bệnh. Mỗi ngày bôi 2-3 lần, hạn chế để thuốc dính lên niêm mạc.

Thuốc Benzyl benzoat: Được sử dụng rất phổ biến để chữa bệnh ghẻ. Có tác dụng giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy trên da. Cần bôi thuốc theo hướng dẫn và đủ liệu trình kéo dài 15-20 ngày để đảm bảo không còn trứng chưa nở, không phát sinh đợt cái ghẻ mới.

Các thuốc khác như thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh, thuốc giảm ngứa. thuốc bôi tại chỗ chứa corticoid… có thể được chỉ định để phối hợp điều trị tùy theo tình trạng thực tế của bệnh nhân.

Mặc dù điều trị bệnh ghẻ ruồi khá đơn giản tuy nhiên vẫn cần có sự thăm khám và chỉ định liệu trình bởi bác sĩ chuyên khoa. Tự ý sử dụng thuốc tây không có hướng dẫn, không có sự theo dõi và điều chỉnh rất dễ khiến người bệnh phải đối mặt với tác dụng phụ của thuốc hoặc không đạt được mục đích điều trị. Chính vì thế, không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, hãy đi khám chuyên khoa ngay khi phát hiện bệnh.

Lưu ý khi điều trị bệnh ghẻ ruồi

Bệnh ghẻ ruồi rất dễ lây lan từ người này sang người khác, nhất là với những người cùng chung sống trong gia đình. Khi điều trị, cần điều trị đồng thời cho những người bị bệnh, cách ly khỏi người chưa bị bệnh để tránh lây lan.

  • Vệ sinh chăn màn, quần áo, gối bằng cách giặt sạch, ngâm trong nước sôi, phơi khô hoàn toàn với ánh sáng mặt trời để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
  • Điều trị bệnh ghẻ cần kiên trì, không dừng thuốc khi hết ngứa, cần đảm bảo trứng và ấu trùng cái ghẻ đã được loại bỏ hoàn toàn.
  • Thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, giữ vệ sinh nơi làm việc… để hạn chế nguy cơ bệnh ghẻ phát triển và lây lan.
  • Không dùng tay cào, gãi lên vùng da bị bệnh, làm tổn thương da, thay vào đó nên sử dụng các thuốc làm giảm ngứa được bác sĩ chỉ định.
  • Không dùng chung đồ vật cá nhân với người khác, đặc biệt với những người có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ bị bệnh.

Thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc liên quan đến bệnh ghẻ ruồi, bạn vui lòng chat ngay hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Đông Phương theo số hotline 0983.000.497 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp.


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC