X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh chàm khô ở tay và mặt

Bệnh chàm khô là một bệnh lý ngoài da khá phổ biến và thường gặp, song không phải ai cũng nắm bắt rõ những thông tin cơ bản về bệnh, nhiều khi người bệnh còn nhầm lẫn bệnh với một số bệnh lý ngoài da khác. Vậy hãy tìm hiểu các thông tin về bệnh qua các nội dung ở bài viết sau đây.

Chàm khô là tình trạng lớp biểu bì ở da bị tổn thương, không xảy ra hiện tượng sưng mủ hay viêm nhiễm nhưng lại khiến làn da người bệnh trở nên nứt nẻ, đau rát và chảy máu.

Vùng bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng chủ yếu ở vị trí tay và chân do vùng da này thường xuyên tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh nhiều nhất.

Bệnh xuất hiện và trầm trọng vào thời gian mùa đông, tuy không ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh nhưng chàm khô lại ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý (do làn da thiếu thẩm mỹ) cũng như hoạt động sinh hoạt mỗi ngày của người mắc phải.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô khá là đa dạng, song chủ yếu được gộp thành 2 nhóm là tác nhân cơ địa và tác nhân do dị ứng, cụ thể bao gồm:

  • Tác nhân do cơ địa:

Những người có cơ địa nhạy cảm do di truyền; những người mắc phải các bệnh lý như viêm da, viêm xoang mũi, hen suyễn… hoặc có người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh này thì nguy cơ bị chàm khô sẽ cao hơn người khác.

  • Tác nhân do dị ứng:

Các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, khói bụi… cũng là một tác nhân dễ gây bệnh.

Những tác nhân bên ngoài như thức ăn (nhất là hải sản), phấn hoa, lông động vật… cũng là những tác nhân dễ gây bệnh, nhất là những người dị ứng với những tác nhân này.

Việc làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với bột giặt, chất tẩy rửa, hóa chất độc hại… khiến nguy cơ mắc phải bệnh chàm khô cũng tăng lên.

Một số loại thuốc Tây y cũng dẫn đến khô da như tác dụng phụ của bệnh, gây nên bệnh chàm khô.

Ngoài ra, stress, căng thẳng quá độ hay chấn thương tinh thần đều có thể làm gia tăng tình trạng lão hóa ở da, hình thành bệnh chàm khô.

Do có rất nhiều yếu tố gây nên bệnh chàm khô nên khi bị bệnh cần xác định rõ nguyên nhân bệnh chàm trong trường hợp của mình là gì và lưu ý phòng ngừa bệnh nghiêm trọng hơn bằng cách tránh tiếp xúc với những yếu tố gây bệnh.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm khô

Nhiều trường hợp không để ý có thể dễ dàng nhầm bệnh chàm khô thành các bệnh ngoài da khác. Hơn nữa, với từng mức độ phát triển của bệnh (cấp tính và mãn tính) mà bệnh biểu hiện ra bên ngoài khác nhau.

bệnh chàm khô ở mặt

Bệnh chàm khô ở mặt khiến bệnh nhân mất tự tin

Vậy hãy cùng tham khảo và tìm hiểu thêm một số biểu hiện cũng như triệu chứng điển hình mà bệnh gây ra ở vùng da dưới đây:

Giai đoạn cấp tính bệnh chàm khô:

Do bệnh đang ở giai đoạn mới bắt đầu nên các dấu hiệu của bệnh thường biểu hiện khá nhẹ, chỉ gây nên tổn thương ở lớp thượng bì

Đầu tiên là xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, mặc dù vô cùng khó chịu nhưng tốt nhất hãy kiềm chế, việc gãi những vùng ngứa chỉ khiến da nổi phù và tổn thương nghiêm trọng hơn.

Tiếp theo sẽ xuất hiện những lớp da nổi ban, sau khi khô lại sẽ hình thành lớp da chết. Khi da non mới tái tạo, lớp da chết này sẽ tự bong vẩy trắng khiến làn da trở nên sần sùi và khô ráp.

Một số trường hợp có thể thấy xuất hiện kèm theo một số nốt mụn nổi trên da.

Giai đoạn mãn tính bệnh chàm khô:

Tình trạng nổi phù xuất hiện sẽ dẫn đến việc mụn nước xuất hiện lên 2 – 3 ngày.

Do một lý do nào đó (tự nhiên hoặc tác động) khiến mụn nước bị vỡ ra và đóng vảy khô, tạo nên một mảng chàm mà da dày lên, chuyển màu vàng và ngứa nhiều hơn.

Làn da khô cũng bong vảy nhiều hơn, nếu người bệnh càng gãi, các lớp vảy càng bong ra và để lộ làn da mỏng bên dưới bệnh, có thể gây ra bội nhiễm hoặc viêm lét da, thậm chí có thể để lại sẹo trên da.

Những triệu chứng dày lên, bong tróc da và nổi mụn nước… ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ sinh hoạt cũng như làm việc của bệnh nhân, nhất là bệnh chàm khô ở tay, chân, việc đi lại hay cầm nắm các vật dụng luôn đem lại cảm giác đau đớn, khó chịu, vô cùng bất tiện khi thực hiện những hoạt động đơn giản và bình thường nhất.

Không chỉ thể bệnh ở những vị trí lộ liễu như bệnh chàm khô ở mặt ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh không khỏi tự ti trong giao tiếp hàng ngày, tâm lý cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Vì vậy, ngay khi các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và có hướng xử lý bệnh kịp thời.

Chữa trị bệnh chàm khô

Để chữa bệnh chàm khô, các bác sỹ chuyên khoa có thể chỉ định  một số loại thuốc Tây y có tác dụng giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm cũng như giảm khả năng mẫn cảm cho da để tránh bệnh tái phát. Có thể kể đến như:

Thuốc bôi toàn thân

Thường dùng nhất là các loại thuốc dạng kem bôi như kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm, thuốc mỡ  có chứa Corticoide…

Một số dung dịch như nước muối sinh lý, thuốc tím.. được sử dụng thêm để chống khuẩn

Thuốc toàn thân

Các loại thuốc uống toàn thân được sử dụng thường có tác dụng chống ngứa và an thần.

Thường dùng nhất là thuốc kháng Histamin như chlopheniramin, peritol, dimedrol, astelong, trexyl, allerry…

Các loại thuốc giải mẫn cảm

Các loại thuốc này có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể nhằm chống lại các yếu tố gây bệnh, sử dụng nhiều nhất là các loại vitamin C liều cao (từ 1 – 2g mỗi ngày).

Cách chữa bệnh chàm khô bằng thuốc Tây y thường đơn giản và đem lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh dễ tái phát và có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn đọc cũng có thể tham khảo “Liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch Đông Tây y” hiện đang được áp dụng điều trị bệnh chàm khô tại phòng khám da liễu Đông Phương.

Liệu pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả theo nguyên lý trị liệu trong, diệt bên ngoài, nhanh chóng làm giảm triệu chứng bệnh, làm lành và phục hồi tổn thương, đồng thời có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Biện pháp phòng tránh bệnh chàm khô

Để phòng ngứa bệnh chàm khô một cách hiệu quả, bạn đọc cần lưu ý thực hiện một số biện pháp sau đây:

Với người có cơ địa dị ứng

Hạn chế sinh hoạt và làm việc trong môi trường có độ ẩm thấp để tránh làm da khô hay bị kích thích, tránh tình trạng bệnh lý da dị ứng tái phát.

Luôn giữ ấm cơ thể và nên tắm bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ cơ thể với môi trường, đồng thời giúp tăng tuần hoàn máu cho da cũng như giảm stress, thư giãn cơ.

Hạn chế mặc quần áo quá chật để hạn chế cọ xát khiến da bị kích thích tại chỗ. Khi chọn quần áo cũng nên chọn những loại có chất liệu mềm, thoáng, tránh các chất liệu gây kích ứng cho da như vải bố, vải len…

Hạn chế các thức ăn chế biến từ hải sản hoặc các chất được lên men để tránh bị dị ứng.

Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng, dị ứng da, nhất là những yếu tố mà trước đó đã khiến da bạn bị kích ứng để hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh chàm khô.

Với người có da nhạy cảm

Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ. Nếu phải ra ngoài nên che chắn thật kỹ, có thể sử dụng các sản phẩm kem chống nắng không màu với chỉ số chống nắng là 15.

Lựa chọn sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt, làm sạch da, kem dưỡng da có chất tạo ẩm, nồng độ giữ ẩm cần căn cứ tình trạng khô da để lựa chọn, lưu ý tránh các sản phẩm có nồng độ chất tẩy rửa quá mạnh hoặc có tính chất bào mòn.

KHi trang điểm nên lựa chọn những loại mỹ phẩm có gam màu lạnh để hạn chế đến tối đa khả năng hấp thụ ánh nắng của làn da.

Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh như ngứa da, bong tróc da hay cảm giác căng da, nên đi khám để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu, tuyệt đối không tự ý bôi thuốc một cách bừa bãi.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia Đông Phương về bệnh chàm khô, hy vọng những nội dung trong bài viết đã phần nào giúp ích bạn đọc có thêm những kiến thức để phòng tránh bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe của mình một cách an toàn nhất.

Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về bệnh cũng như các bệnh da liễu khác, bạn đọc có thể liên hệ đến hotline 0972.666.497 hoặc click vào mục chuyên gia tư vấn tại ĐÂY để tư vấn cụ thể nhất.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC