X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh vảy nến hồng gibert là gì?

Vảy nến hồng là một trong những căn bệnh ngoài da gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho người bệnh. Căn bệnh này thực chất vẫn chưa có nhiều người hiểu về nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh vảy nến hồng vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Theo một số nghiên cứu cho rằng nguyên nhân vảy nến hồng hình thành có liên quan đến vai trò của sự nhiễm một vài chủng herpes virus như HHV6, HHV7. Tuy nhiên, bệnh có thể truyền nhiễm hay không vẫn chưa được xác định rõ và phần lớn nghiên cứu đều cho thấy bệnh không có khả năng truyền nhiễm.

Triệu chứng nhận biết bệnh vảy nến hồng

Bệnh vảy nến hồng không khó để nhận biết những tổn thương trên da do nó gây ra. Một số thương tổn thường gặp do bệnh gây ra như sau:

  • Tổn thương da: những vùng da cánh tay , hay cẳng tay, ngực, lưng…thường xuất hiện các triệu chứng khi bệnh mới bắt đầu phát triển như có những đám màu hồng hình tròn, có viền vẩy ở xung quanh ở giữa đám thấy nhạt màu có vẻ như da hơi nhăn. Vảy nến hồng có nét đặc trưng khác với các vảy nến khác là có màu hồng kèm theo, ít vảy trắng hơn so với loại khác. Khoảng 6- 12 % tổn thương ở cánh tay và cẳng chân. Tổn thương ở lòng bàn tay có hình ảnh đỏ da bong vẩy có mụn nước nhỏ. Ở bán niêm mạc hiếm khi có tổn thương nhưng cũng cần chú ý.
  • Vảy nến hồng xuất hiện nhiều đám con là các đám đỏ nhỏ, dạng ban mề đay, màu hồng nhẹ hay vàng nghệ, sần nề kích thước vài mm đến 1cm, có khi có vảy phủ trên, sau khi xuất hiện được 1- 2 tuần. Trung tâm tổn thương da nhăn màu nhạt hơn, có vẻ như teo lõm. Bạn có thể thấy màu vùng da bị tổn thương y như màu cây nến nếu như quan sát kỹ.
  • Tổn thương có điểm xuất huyết hoặc phỏng nước hoặc đỏ da bong vẩy cũng có gặp. Có khi còn xuất hiện cả tổn thương ở âm đạo.
  • Các triệu chứng khác như thấy sẩn ngứa nhẹ, sốt nhẹ, mệt mỏi, hạch limphô ở nách có thể xưng cũng là những triệu chứng giúp bạn nhận diện vảy nến hồng sớm.

Cách điều trị vảy nến hồng

Một số trường hợp không cần điều trị bằng thuốc mà vẫn có thể tự khỏi, các hồng ban có thể biến mất mà không để lại sẹo trên da.

Với những trương hợp vảy nến hồng lan ra nhiều vị trí trên cơ thể, có cảm giác ngứa nhiều, đau họng kéo dài, mệt mỏi,…thì cần đi khám bác sĩ ngay, tránh để lâu tình trạng bệnh sẽ nặng thêm và khó điều trị hơn.

Thuốc chữa bệnh vảy nến hồng

Thuốc chữa bệnh vảy nến hồng

Trong trường hợp nặng, bước đầu tiên của việc điều trị là bác sĩ sẽ giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng ngứa. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian kéo dài của bệnh.

Các thuốc kháng virus như famciclovir, acyclovir  hay thuốc kháng sinh như erythromycin. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể chỉ định dùng thêm các loại thuốc để giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ như: Diprosone, Dermovate, Elomet, Flucinar, Lorinden, kem pommade có Steroid. ….

Thuốc kháng histamines như Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin), Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl).

Bệnh nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine để giảm cảm giác khó chịu.

Một cách được sử dụng để điều trị vảy nến hồng hiệu quả là sử dụng liệu pháp quang hóa trị liệu. Liệu pháp này đang được các chuyên gia phòng khám da liễu Đông Phương áp dụng rất thành công, loại bỏ bệnh vảy nến hồng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Những điều bệnh nhân cần lưu ý

  • Người bệnh cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh các hoạt động thể lực ra nhiều mồ hôi gây khó chịu và để loại bỏ nhanh chóng triệu chứng bệnh. Đặc biệt, cần nghỉ ngơi ở những khu vực thoáng mát, ăn những thực phẩm có tính mát trong điều kiện thời tiết nắng nóng sẽ giúp cải thiện nhanh chóng bệnh vảy nến hồng.
  • Vệ sinh sạch sẽ thân thể hàng ngày là cách tốt nhất để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng ngoài da của bệnh vảy nến. Tại vị trí làn da đang bị thương tổn, bạn nên dùng nước ấm và lau nhẹ nhàng.
  • Nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm là những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn cho da nhẹ dịu và phù hợp.
  • Để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi ra đường vào ban ngày, nên sử dụng những vật dụng có thể che chắn làn da của bạn.
  • Tránh làm trầy xước da bởi rất có thể vi khuẩn, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể nhờ những vết tích đó, đặc biệt là khu vực bị sang thương.
  • Rượu, bia hoàn toàn không tốt cho sức khỏe con người và sẽ làm bệnh vảy nến hồng nghiêm trọng hơn.
  • Bạn nên mặc quần áo chất cotton mềm mại vừa gây thoáng mát, vừa thấm mồ hôi cho những mảng đốm hồng ban của bệnh. Nếu mặc trang phục chất nilon sẽ khiến người bệnh cảm thấy nóng bức và việc cọ sát với chất liệu cứng cũng khiến phần sang thương thêm thương tổn.
  • Một điều quan trọng nữa là người bệnh cần tránh lo âu, mặc cảm, tự ti, phải luôn giữ tâm trạng thoải mái.

Với những chia sẻ về bệnh vảy nến hồng trên đây, hy vọng đã bổ sung cho bạn đọc những thông tin bổ ích về bệnh. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, các bạn có thể liên lạc với chuyên gia của phòng khám Đông Phương theo số điện thoại ️0983 000 497


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC