X
livechat
Tìm kiếm [x]

Người bệnh bạch biến nên kiêng ăn gì? nên ăn gì?

Bệnh bạch biến là một bệnh thông thường về da liễu, bệnh không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tuy nhiên lại gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, làm người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng tới tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật. Để điều trị bệnh hiệu quả cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh, người bị bệnh bạch biến kiêng ăn gì? nên ăn gì? cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy chế độ ăn uống không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của các bệnh tự miễn như bạch biến. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng việc tiêu thụ quá nhiều một số loại thực phẩm có thể khiến biểu hiện bạch biến trở nên rõ ràng hơn. Có lẽ việc loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày có thể làm chậm qua quá trình phát triển của bạch biến cũng như thúc đẩy hiệu quả của việc điều trị. Vậy bị bạch biến không nên ăn gì?

Bạch biến là gì?

Tuy không rất phổ biến nhưng bạch biến cũng là một bệnh da liễu dễ gặp phải. Đây là bệnh lý tự miễn liên quan đến tổn thương da do bị mất các tế bào sắc tố khiến một vùng rải rác hoặc toàn bộ da trên cơ thể bị mất màu tự nhiên, thay vào đó đổi thành màu trắng.

Dấu hiệu bạch biến

  • Triệu chứng bạch biến dễ nhận thấy nhất đó chính là một số vùng da trên cơ thể đổi thành màu trắng
  • Vùng da bị bạch biến có thể ở bất cứ đâu trên cơ thể, hình thái, kích thước không đồng nhất
  • Da vùng bị bệnh chuyển thành màu trắng bất thường, có ranh giới rõ với vùng da lành lân cận, thường xuất hiện đối xứng trên cơ thể, lông hoặc tóc mọc trên vùng da này cũng đổi thành màu trắng.
  • Trên những khu vực da bị bạch biến không có cảm giác đau hay ngứa, tuy nhiên dễ bị tổn thương khi gặp ánh nắng trực tiếp.
  • Các vùng da bị bạch biến có xu hướng lan rộng, xuất hiện tại khu vực khác rất nhanh. Tuy nhiên vào thời kỳ ổn định, các khoảng trắng sẽ không lan rộng ra nữa.
Benh Bach Bien 2

Bệnh bạch biến ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ

Nguyên nhân bị bạch biến

Hiện nay chưa xác định chính xác nguyên nhân bị bạch biến cũng vì thế mà các nghiên nghiên cứu bị bạch biến không nên ăn gì dựa trên nguyên nhân gây bệnh là không khả thi. Khả năng cao tác nhân gây bệnh bạch biến là do đột biến của nhiễm sắc thể và do di truyền.

Bạch biến là một bệnh lành tính không nguy hiểm, tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng việc thiếu hụt nhiễm sắc thể khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ ung thư da do thiếu hụt hắc sắc tố melanin bảo vệ da trước tác động của tia tử ngoại. Chính vì thế, người bệnh vẫn nên thăm khám và được chăm sóc y khoa để đảm bảo không gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh bạch biến kiêng ăn gì?

Dù chưa có thống kê cũng như kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh mối liên hệ rõ ràng sự tác động của thực phẩm đối với sự phát triển của bệnh bạch biến, tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một số loại thực phẩm có ảnh hưởng làm triệu triệu chứng bạch biến phát triển nhanh hơn. vẫn nên liệt những loại thực phẩm này vào danh sách bạch biến kiêng ăn gì như một cách phòng ngừa bệnh lây lan.

Bệnh bạch biến nên ăn kiêng gì có chứa gluten:

Những thực phẩm chứa nhiều gluten (lúa mạch, lúa mì….) là những loại thực phẩm rất phổ biến trong trong cuộc sống thường ngày tuy nhiên lại là tác nhân ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bệnh bạch biến. Những loại thực phẩm này có khả năng làm tăng nhanh lượng đường trong máu, là loại thực phẩm gây viêm. Chế độ ăn không chứa gluten có thể tăng khả năng tái tạo da đáng kể.

Cach Chua Di Ung Da

Thực phẩm chứa gluten cần hạn chế khi bị bạch biến

Các thực phẩm gây viêm

bị bạch biến không nên ăn gì có thể gây phản ứng viêm, nó đồng thời cũng gió giảm triệu chứng của bệnh bạch biến. Các loại thực phẩm gây viêm có thể kể đến là các loại thịt chế biến sẵn, đồ uống chứa đường, chất béo trong các thực phẩm chiên, dầu đậu nành và dầu thực vật, thực phẩm ăn nhanh, các món tráng miệng nhiều đường…

Đồ uống chứa chất kích thích

Các loại rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga…. có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, khiến tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn cũng như dễ mắc phải các bệnh khác. Chính vì thế nó cũng là một đáp án cho câu hỏi bạch biến nên kiêng gì?

Bệnh bạch biến nên kiêng ăn những gì có chứa tanin

Các loại trái cây có chứa tannin, phenol hoặc phenolic cũng là thực phẩm cần hạn chế. Các chất này đóng vai trò trong cơ chế sinh học phát sinh, lây lan của bạch biến. Những loại trái cây có chứa thành phần này có thể kể đến như mâm xôi, nam việt quất, anh đào, xoài, ớt đỏ…

Các loại trái cây chưa chín

Các loại trái cây còn xanh chứa nhiều nhựa, một số loại chứa thành phần acid không tốt cho sức khỏe cũng như có tác động làm lan rộng vùng trắng trên da người bị bạch biến, cản trở quá trình điều trị bệnh.
Bổ sung thêm câu trả lời cho bạch biến cần kiêng gì, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh cần thay đổi lối sống của mình. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại chất tẩy rửa mạnh, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng như thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết.

Bị bệnh bạch biến nên ăn gì?

Bệnh bạch biến nên ăn gì chủ yếu dựa trên thành phần và hàm lượng chất chống oxy hóa của các loại thực phẩm. Đây chỉ là khuyến cáo, không có cơ sở cam kết chắc chắn về việc bổ sung những loại thực phẩm này có thể chữa khỏi bệnh bạch biến.

Bổ sung sung các loại vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng với cơ thể đặc biệt đối với hệ miễn dịch, là cơ chế chính của bệnh bạch biến.

Vitamin B12 và B9 (axit folic): Con người không thể tổng hợp được folate, cần phải bổ sung nó qua đường ăn uống. Đây là chất quan trọng đóng vai trò chủ chốt trong việc sửa chữa ADN, tổng hợp bà methy hóa ADN, là chất có vai trò vô cùng quan trọng với việc phát triển và phân chia tế bào, chức năng não.

Benh Bach Bien Kieng An Gi 2

Bổ sung vitamin hỗ trợ cải thiện tình trạng bạch biến

Vitamin C: là chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể. Bổ sung vitamin C không chỉ có khả năng làm sáng da mà nó còn có chức năng bảo vệ khỏi các tác động của môi trường bên ngoài đối với cơ thể người bệnh.

Vitamin D: Vitamin D ở da có ảnh hưởng đến sự phát triển và biệt hóa tế bào sắc tố, tế bào sừng và ức chế sự hoạt hóa tế bào T, có vai trò kích thích hình thành hắc sắc tố đồng thời có tác dụng điều hòa miễn dịch bằng cách ức chế sự biểu hiện của các cytokine tiền viêm.

Vitamin E: Có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Trong bạch biến có thể phối hợp với liệu pháp ánh sáng giúp tái tạo sắc tố da nhanh chóng và bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng.

Kẽm: Kẽm được cho rằng có khả năng phối hợp với steroid tại chỗ tăng hiệu quả điều trị bệnh bạch biến bằng thuốc.

Một số thực phẩm có chứa chất oxy hóa

Bệnh bạch biến nên ăn gì chứa chất oxy hóa mạnh, có khả năng chống viêm và điều hòa miễn dịch

Trà xanh

EGCG có trong trà xanh là hợp chất có tính sinh học chống oxy hóa mạnh, chống viêm, hiệu chỉnh phản ứng miễn dịch thông qua trung gian tế bào T

Me rừng: có chứa hàm lượng cao các chất polyphenoic và vitamin C là những chất chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch, Chiết xuất me rừng có khả năng ức chế quá trình oxy hóa lipid và loại bỏ các gốc tự do. Sử dụng chiết xuất trái cây đường uống cùng với vitamin E và carotenoid có tác dụng tái tạo sắc tố da cho bệnh nhân bạch biến sau khi điều trị bằng ánh sáng.

Tiêu đen: Có tác dụng kích thích sự nhân lên của các tế bào sắc tố và hình thành đuôi gai của tế bào sắc tố trong ống nghiệm.

Dương xỉ: P. leucotomos có trong dương xỉ có lợi cho da do có chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ da, được nghiên cứu để điều trị các bệnh về da khác nhau trong đó có bạch biến.

Việc bổ sung dinh dưỡng chỉ là khuyến nghị, không thực sự mang lại hiệu quả triệt để trong điều trị. Việc chữa trị bạch biến vẫn cần can thiệp của các liệu pháp y khoa. Đồng thời, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, chăm sóc da đúng cách, phối hợp điều trị tích cực cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy hiệu quả của quá trình điều trị bệnh bạch biến.


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC