X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh – Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh bạch biến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, ở bất cứ độ tuổi nào ngay cả lúc sơ sinh. Vậy bạch biến ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị nào phù hợp?

Bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh là tình trạng bất thường về sắc tố da của trẻ sơ sinh, khi các tế bào melanocytes (tế bào sản xuất melanin) bị tổn thương hoặc lỗi do gen khiến chúng không thể tạo các tế bào hắc sắc tố và làm vùng da bị bệnh trắng bất thường.

Bach Bien O Tre So Sinh

Bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh

Bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh rất hiếm gặp, là bệnh lành tính không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Bệnh bạch biến được chia làm 3 loại:

Bạch biến khu trú: Dấu hiệu bạch biến chỉ xuất hiện rải rác với các đốm trắng kích thước nhỏ ở một số vị trí nhất định trên cơ thể. Thường gặp ở các nếp gấp da, các đầu chi hoặc các lỗ tự nhiên trên cơ thể

Bạch biến lan tỏa: Là dạng thường gặp của bạch biến. Các vùng da nhạt màu xuất hiện đối xứng ở hai bên cơ thể với kích thước lớn

Bạch biến đứt đoạn: Các vùng da sáng màu chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể nhưng vẫn có kích thước tương đối lớn.

Dấu hiệu bạch biến ở trẻ sơ sinh

– Bệnh bạch biến trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết với những đốm trắng hoặc khoảng da trắng trên da, có thể có sẵn nếu bị bạch biến bẩm sinh hoặc xuất hiện đột ngột, thường ở các vùng da có nếp gấp hoặc các lỗ tự nhiên của cơ thể

– Các khoảng trắng này không lan ra mà đột ngột xuất hiện. Trong thời kỳ bệnh phát triển, có thể xuất hiện các khoảng trắng gần nhau sau đó liên kết lại thành mảng lớn.

– Tóc, lông trên các vùng da bị bạch biến như tóc, lông mi, lông mày cũng đổi sang màu trắng.

Mặc dù nguy cơ bị bệnh với mọi chủng tộc là như nhau, nhưng dấu hiệu bệnh bạch biến bẩm sinh dễ nhận biết hơn ở những người có làn da sẫm màu. Mặc dù có thể nhận biết sớm đốm trắng bạch biến ở trẻ sơ sinh nhưng cũng rất khó để dự đoán trước sự phát triển của bệnh.

Dù vậy, với hầu hết các trường hợp bạch biến bẩm sinh, các đốm trắng sẽ có xu hướng phát triển nhanh nếu không có sự can thiệp điều trị y khoa. Một số trường hợp cha mẹ dễ bị nhầm lẫn dấu hiệu bạch biến với lang ben. Cần phân biệt bạch biến và lang ben chính xác để có biện pháp xử lý kịp thời và đúng đắn.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bạch biến

Cho đến nay vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bạch biến. Tuy nhiên, ghi nhận yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng. Có khoảng 30% người bị bệnh bạch biến là do sự biểu hiện của gen lặn và một phần nhỏ trong số đó biểu hiện từ thời điểm sơ sinh. Đây được xem là nguyên nhân chính gây bệnh bạch biến ở trẻ.

Bach Bien O Tre So Sinh 2

Di truyền là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị bạch biến

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài cũng có khả năng thúc đẩy xuất hiện và phát triển bệnh bạch biến ở trẻ. Có thể kể đến một số nhân tố như:

Môi trường khí hậu: Khí hậu thất thường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, khả năng đề kháng, ánh nắng quá gay gắt nhiều tia cực tím là một yếu tố nguy cơ gây rối loạn sắc tố da ở trẻ sơ sinh.

Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh không đúng có thể tác động xấu đến trẻ và gây nên bệnh bạch biến

Một số bệnh lý ở trẻ: Bệnh bạch biến được cho là có nguy cơ cao đối với những trẻ sơ sinh bị thiếu máu, rối loạn chức năng gan, các bệnh tuyến giáp…

Chăm sóc trẻ không đúng cách: Các giải pháp chăm sóc trẻ sai lầm như mặc cho trẻ quá nhiều quần áo, ẩm bí nhiều mồ hôi, vệ sinh không sạch sẽ cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch biến.

Điều trị bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để bệnh bạch biến. Tuy nhiên, ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh bạch biến, bố mẹ vẫn nên đưa con đi khám sớm để đánh giá mức độ nguy cơ của bệnh và có phương pháp phù hợp để điều trị.

Do đặc điểm đặc thù của trẻ sơ sinh mà hầu hết các loại thuốc điều trị bạch biến thông thường không được chỉ định để điều trị. Phụ huynh cũng tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị cho trẻ tại nhà tránh tình trạng phản ứng phụ của thuốc hoặc sự phát triển bất thường của bạch biến.

Hiện nay một số phương pháp chữa bạch biến ở trẻ sơ sinh được áp dụng như:

Quang trị liệu: Chiếu tia UVA và UVB dải hẹp được chỉ định điều trị bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên UVB dải hẹp được sử dụng phổ biến hơn do được đánh giá là an toàn, ít tác dụng phụ hơn UVA.

Cấy tế bào sắc tố vào vùng da bị bệnh: Đây là phương pháp lấy mẫu da bình thường ở trẻ, nuôi và phát triển các tế bào hắc sắc tố trong phòng thí nghiệm sau đó cấy ghép ngược lại vào vùng da bị mất sắc tố.

Ghép da: Đây là phương pháp điều trị tương đối hiệu quả tuy nhiên chỉ được chỉ định khi các phương pháp khác không mang lại kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, chỉ sử dụng liệu pháp ghép da khi vùng da bị ảnh hưởng không có dấu hiệu phát triển, không xuất hiện thêm các vùng da bị mới.

Hiệu quả của các phương pháp này không đồng nhất với mỗi bệnh nhân, cần theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình điều trị để điều chỉnh, đạt được hiệu quả tốt nhất.

Như đã nói ở trên, hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh bạch biến triệt để. Do đó bên cạnh việc điều trị bệnh, cha mẹ cần đồng hành cùng con trong suốt quá trình, giúp con ổn định tâm lý và chấp nhận sống chung với bạch biến dễ dàng hơn.


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC