X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh bạch biến có tự khỏi không bác sĩ ơi?

Bệnh bạch biến khiến tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Với sự thiếu hiểu biết của cộng đồng với bạch biến, sự kỳ thị người bệnh đã khiến cho nó trở thành nỗi ám ảnh nặng nề. Vậy bệnh bạch biến là bệnh gì? có khả năng lây nhiễm không? Bệnh bạch biến có tự khỏi không?

Bệnh bạch biến là bệnh gì?

Bệnh bạch biến là bệnh ngoài da với biểu hiện các tổn thương bị mất đi màu sắc. Bệnh rất dễ nhận biết, ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ.

Bạch biến là bệnh mắc phải, không phải là bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên vẫn có các nghiên cứu cho thấy dựa trên biểu hiện lâm sàng thực tế, bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền.

Bạch biến với các đốm trắng xuất hiện đột ngột trên da. Không bị lây lan từ vùng này sang vùng khác. Sự xuất hiện của các đốm bạch biến là ngẫu nhiên. Khi các khoảng trắng xuất hiện gần sát nhau có thể hình thành những mảng da bạch biến lớn.

Bệnh xuất hiện phần lớn ở người trẻ tuổi. Có tới 50% số ca bệnh khởi phát trước tuổi 20.

Bệnh bạch biến thường xuất hiện cùng với một số bệnh tự miễn khác. Trong số những bệnh nhân bị bạch biến có tới khoảng 15-25% sẽ mắc thêm 1 bệnh tự miễn khác như tiểu đường type 1, bệnh về tuyến giáp, thiếu máu ác tính, bệnh addison…

Bệnh bạch biến có nguy hiểm không bác sĩ ?

Bệnh bạch biến có nguy hiểm không? Bệnh bạch biến được đánh giá là một bệnh lành tính. Ảnh hưởng lớn nhất mà bệnh gây ra đó có lẽ là thẩm mỹ, tác động tới tâm lý của người bệnh.

Bạch biến là tình trạng mất đi hắc sắc tố bảo vệ da. Do đó, việc chăm sóc và bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại như ánh sáng mặt trời, các hóa chất độc hại… đã khắc phục được phần lớn nguy cơ của bệnh. Vậy bạch biến phải làm sao?

Một số người cho rằng bệnh bạch biến là nguyên nhân dẫn đến ung thư da. Tuy nhiên chưa có bằng chứng chứng minh bạch biến có thể dẫn đến trực tiếp căn bệnh này. Có chăng chỉ là việc mất sắc tố khiến tác động của các yếu tố bên ngoài lên da tăng lên gấp nhiều lần. Từ đó làm tăng nguy cơ bị các bệnh da liễu trong đó có ung thư da.

Những thắc mắc liên quan đến bệnh bạch biến có lây không cũng khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Bác sĩ có thể chắc chắn với bạn rằng bệnh bạch biến không lây. Dù bạn tiếp xúc trực tiếp da chạm da hoặc các hành vi thân mật đều không thể khiến bệnh lây nhiễm. Con đường duy nhất có thể xem như là lây truyền đó là yếu tố gia đình quy định trong gen. Chính vì thế, hãy hòa nhập hơn với những người bạch biến. Bạn hoàn toàn an toàn khi ở gần họ, chắc chắn bệnh không thể lây.

Bach Bien Co Tu Khoi Khong

Bệnh bạch biến có tự khỏi không?

Nếu bị bệnh bạch biến có tự khỏi không?

Bệnh bạch biến có tự khỏi không? Nếu bị bệnh bạch biến không thể tự khỏi. Rất nhiều trường hợp chung sống với bệnh bạch biến cho đến hết cuộc đời. Tuy nhiên, họ có thể trải qua những khoảng thời gian bệnh không hoạt động hoặc có dấu hiệu thuyên giảm. Vậy bệnh bạch biến làm sao hết?

Không có cách nào có thể dự đoán trước được sự hoạt động của bạch biến. Cho đến nay các triệu chứng bạch biến vẫn được ghi nhận là xuất hiện 1 cách ngẫu nhiên. Cũng như không thể dự đoán trước và can thiệp vào sự hoạt động của bạch biến trên cơ thể người. Bệnh bạch biến có tự hết không?

Người bệnh có thể lựa chọn một số hoạt động để kiểm soát các triệu chứng. Hoặc là ngụy trang da để cải thiện thẩm mỹ. Hoặc thực hiện các biện pháp y khoa mang lại hiệu quả lâu dài hơn. Dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có cách thống nhất, triệt để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh bạch biến.

Làm thế nào để chữa bệnh bạch biến hiệu quả?

Giải đáp băn khoăn làm gì khi bị bạch biến? Làm sao để hết bệnh bạch biến? Để chữa bệnh bạch biến hiện nay có nhiều phương pháp. Hiệu quả mang lại không ổn định, có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên hầu hết chỉ mang lại tác dụng cải thiện triệu chứng, bệnh hoàn toàn có khả năng tái phát bất cứ lúc nào. Một số phương pháp điều trị bạch biến được xem là hiệu quả đang được sử dụng như:

Quang trị liệu

Sử dụng ánh sáng UVA, UVB bước sóng ngắn chiếu trực tiếp vào vùng da bị bệnh. Với mỗi loại đèn chiếu khác nhau sẽ có cách sử dụng, thời gian sử dụng, khoảng cách tới da và phác đồ điều trị khác nhau.

Khi chiếu tia các vùng da không bị bệnh, bộ phận sinh dục, quầng vú, mắt… cần được che chắn và bảo vệ.

Nếu liệu trình kéo dài 30 tuần không mang lại hiệu quả đáng kể thì nên dừng lại, lựa chọn một phương pháp chữa bạch biến khác.

Không thể tự thực hiện liệu pháp này tại nhà mà cần có sự hỗ trợ từ các cán bộ y tế giàu kinh nghiệm. Các thiết bị y tế sử dụng cũng phải đạt chuẩn chất lượng. Nếu không rất dễ dẫn đến tình trạng biến chứng nguy hiểm khi chiếu tia không đúng cách.

Su Dung Thuoc Chua Bach Bien

Sử dụng thuốc đặc trị trị bệnh bạch biến

Sử dụng thuốc đặc trị trị bệnh bạch biến

Các thuốc bôi có thể được bác sĩ chỉ định trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến như:

Thuốc uống: Sử dụng nhóm thuốc làm tăng cảm ứng của cơ thể với ánh sáng. Các thuốc được sử dụng như meladinine (dùng cùng với chiếu tia cực tím); thuốc dùng tại chỗ như melagenia. Tuy nhiên sử dụng loại thuốc này thường gặp phải tác dụng phụ như chóng mặt, chán ăn, vàng da, đau rát vùng da bị bạch biến, một số trường hợp bị tăng men gan. Khi điều trị cần phối hợp cùng thuốc chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.

Thuốc corticoid bôi tại chỗ: Cần thật cẩn trọng khi sử dụng và có sự theo dõi điều trị của bác sĩ. Thuốc có thể mang đến những tác dụng phụ như giãn tĩnh mạch, làm mỏng da

Thuốc Dovonex (Calcipotriene): Là một dạng vitamin D được dùng kết hợp trong quá trình điều trị bệnh bạch biến bằng thuốc hoặc quang hóa trị. Tuy nhiên nó cũng mang đến tác dụng phụ như ngứa đỏ hay đau rát vùng da bị bạch biến.

Tacrolimus và pimecrolimus là các loại thuốc bôi tại chỗ điều trị các mảng bạch biến nhỏ. Tuy nhiên đây là những loại thuốc rất hiếm được sử dụng bởi nó mang đến nguy cơ dẫn đến các bệnh khác.

Thuốc Ruxolitinib ức dế tại chỗ có thể dùng để điều trị một vùng nhỏ da bạch biến cho người trên 12 tuổi.

Ghép da chữa bệnh bạch biến

Bác sĩ sẽ lấy da mặt trước đùi hoặc vùng hông của bệnh nhân. Qua các công đoạn kỹ thuật phức tạp để tách lấy tế bào thượng bì. Nuôi dưỡng và cấy ghép vào vùng da bị bạch biến. Vùng bạch biến sau khi bị bào mòn bằng laser sẽ được ghép thượng bì, cố định bằng gạc và tháo ra sau 1 tuần.

Phương pháp này chỉ áp dụng được khi bệnh bạch biến đã vào giai đoạn ổn định. Trong khoảng thời gian dài không xuất hiện dấu hiệu bạch biến mới. Những người có cơ địa sẹo lồi sau chấn thương cũng không dùng phương pháp này.

Mặc dù là ghép da tự thân, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không mang lại hiệu quả.

Phương pháp nuôi cấy tế bào hắc sắc tố.

Các tế bào da khỏe mạnh sẽ được tách lấy mẫu. Thông qua các quá trình phức tạp trong phòng thí nghiệm, tách lấy tế bào hắc sắc tố. Sau đó nuôi cấy tế bào hắc sắc tố này, cấy ngược lại vào vùng da bị mất sắc tố.

Đây là phương pháp phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao và chi phí đắt đỏ. Hiện chưa được phổ biến đến nhiều người do không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra khoản chi phí lớn như vậy.

Tổng kết

Khi bạn không may bị bệnh mà không biết bạch biến phải làm gì, hãy đến khám chuyên khoa. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng việc kiểm soát sự phát triển và ngăn ngừa yếu tố nguy cơ được đánh giá là cần thiết. Hoặc bạn có thể gọi đến hotline 0983 000 497 để được tư vấn hỗ trợ ngay.

Đông Phương chúc các bạn nhiều sức khỏe!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC