X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?

Rất nhiều người kỳ thị bệnh nhân bị bạch biến vì không biết bệnh bạch biến có nguy hiểm không và lo lắng mình sẽ bị lây căn bệnh lạ ấy. Không những thế, có những tin đồn truyền miệng cho rằng đây cũng là dấu hiệu của ung thư. Cùng bác sĩ chuyên khoa làm sáng tỏ bệnh bạch biến có nguy hiểm không? Bạch biến có gây ung thư không?

Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?

Bạch biến là gì?

Bạch biến là bệnh mất hoặc thiếu hắc sắc tố khiến da bị mất màu hoặc nhạt màu hơn so với vùng da khác. Với triệu chứng bạch biến chính là các mảng da bị mất màu rải rác trên cơ thể, phổ biến nhất ở mặt, mặt sau của bàn tay, cổ, quanh các hốc tự nhiên của cơ thể… Lông trên những vùng da bị bệnh cũng bị bạc, không đau, không có dấu hiệu bong vảy, không sưng, không ngứa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh bạch biến khiến tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng lên. Những nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:

  • Di truyền chiếm khoảng 20% số người bị bệnh bạch biến có người thân trong gia đình cũng bị bệnh
  • Các yếu tố bệnh lý khác như suy giảm miễn dịch, bệnh về thượng thận, tuyên tuyến giáp, gan tụy… khiến cơ thể hiểu nhầm tế bào sắc tố là tác nhân gây hại và sinh ra các kháng thể tiêu diệt nó
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị
  • Tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại hại cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Benh Bach Bien Co Nguy Hiem Khong 1

Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?

Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu khoa học cho thấy bệnh bạch biến về cơ bản là một bệnh lý lành tính không nguy hiểm. Bạch biến chỉ mang lại ảnh hưởng thẩm mỹ cho người bệnh.

Với vấn đề bạch biến có hại không? kết quả tiêu cực thường đến do tác động tâm lý của người bệnh. Vì quá tự ti, vì bị nhiều người kỳ thị, xa lánh mà mất tự tin, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí tự cách ly mình với xã hội.

Ngoài ra, tại những vùng mất sắc tố, da sẽ mất đi sự bảo vệ và dễ bị tổn thương bởi tia cực tím. Đặc biệt với những vùng niêm mạc như mắt, cần phải được che chắn bảo vệ khi ra ngoài và tránh ánh sáng trực tiếp.

Bạch biến có gây ung thư không?

Ung thư da bạch biến không phải là nguyên nhân trực tiếp, bạch biến để lâu không điều trị cũng không gây biến chứng ung thư. Tuy nhiên, vì mất đi sự bảo vệ da của các tế bào hắc sắc tố, không có sự che chắn bảo vệ cần thiết, thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím khiên nguy cơ ung thư da tăng lên. Cũng chính vì thế mà tỉ lệ bệnh nhân bạch biến bị ung thư da cao hơn so với người không mắc bệnh.

Nhìn chung, bệnh bạch biến là bệnh không nguy hiểm, không lây lan, không biến chứng và hoàn toàn có thể điều trị bạch biến mặc dù không triệt để. Những người thân, bạn bè của bệnh nhân bạch biến cần hiểu rõ để động viên, đồng hành cùng người bệnh trong quá trình chữa trị bệnh. Bệnh bạch biến có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều về thái độ, cách ứng xử của người xung quanh, sự tác động tới tinh thần của người bị bệnh.

Cách điều trị bệnh bạch biến

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị triệt để, tích cực với bệnh bạch biến. Một số cách chữa bạch biến dưới đây thường được áp dụng và cho thấy có hiệu quả:

Chiếu tia UVB và UVA dải hẹp kết hợp thuốc prosalen 

Tia UVB dải hẹp được ứng dụng rộng rãi hơn do an toàn ít biến chứng hơn. Tia UVA kết hợp thuốc Prosalen cho thấy có tác dụng lên đến 70% đối với bạch biến. Việc chiếu ánh sáng cần được tiên tiến hành liên tục theo liệu trình cho đến khi đạt kết quả mong muốn. Khi dừng chiếu tia trong một khoảng thời gian, khi bắt đầu lại việc chiếu ánh sáng cần được giảm bớt cường độ. Phương pháp này tuy mang lại hiệu quả nhưng bạch biến có thể trở lại bất cứ lúc nào

Dùng thuốc steroid đường uống

Dùng thuốc steroid đường uống được chỉ định khi những vùng da bị bạch biến phát triển quá nhanh. Thuốc uống có thể ngăn chặn và làm chậm lại tốc độ phát triển của bạch biến, thuốc bôi ngoài da hạn chế sử dụng.

Benh Bach Bien Co Nguy Hiem Khong 2

Dùng kem bôi điều trị bạch biến

Dùng kem bôi trị bạch biến

Sử dụng kem steroid dạng bôi cho những trường hợp bạch biến nhẹ, mới mắc bệnh. Thông thường, các loại kem steroid điều trị bạch biến đều là loại mạnh, chỉ có tác dụng rõ rệt với những vùng da mỏng như da mặt, ít hiệu quả hơn với những vùng da dày hơn.

Tuy nhiên, với trường hợp nặng hơn, kem bôi steroid không được chỉ định bởi không thể sử dụng liên tục trong thời gian dài gây biến chứng teo da, ảnh hưởng tới tuyến thượng thận, tăng huyết áp. Khi sử dụng cần phối hợp với thuốc ức chế hệ miễn dịch để có hiệu quả tốt hơn.

Cấy ghép da

Đây là phương án cuối cùng để điều trị bạch biến khi những phương pháp trên không mang lại hiệu quả. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu tại vùng da lành của người bệnh, nuôi cấy tế bào hắc sắc tố và cấy ngược lại vào vùng da bị bệnh.

Phương pháp này chỉ được sử dụng khi bệnh bạch biến đã ổn định, trong khoảng 2 năm không xuất hiện thêm vùng da bị bạch biến mới.

Các biện pháp trên đây chỉ mang lại hiệu hiệu quả không triệt để với bệnh bạch biến. Bệnh có thể tái phát bất cứ khi nào và không có cách nào giảm thiểu nguy cơ di truyền của bạch biến.

Lưu ý hạn chế tác hại của bệnh bạch biến

Để bạch biến không không ảnh hưởng gì đến cuộc sống, người bệnh bệnh cần có thái độ tích cực đón nhận nó, chung sống với bệnh. Đồng thời sử dụng các biện pháp bảo vệ da thích hợp:

Sử dụng kem chống nắng SPF 45 trở lên, che chắn vùng da bị bệnh đặc biệt là vùng đầu cổ khi ra ngoài

Tránh ánh nắng trực tiếp, ánh nắng quá gay gắt

thường xuyên đi thăm khám, kiểm tra để kiểm soát sự phát triển của bệnh bạch biến

Thực hiện các liệu trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc trị bạch biến tại nhà không được chỉ định.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa với vấn đề bệnh bạch biến có nguy hiểm không? bệnh bạch biến có gây ung thư không? Thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc vui lòng chat ngay hoặc gọi đến hotline 0983.000.497 để được hỗ trợ giải đáp.


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC