Bé bị viêm da cơ địa là khả năng thường xảy ra do da trẻ khá nhạy cảm, yếu ớt. Bệnh khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, cha mẹ hoang mang. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc và xử trí đúng cách khi trẻ mắc viêm da cơ địa.
Tại sao bé bị viêm da cơ địa?
- Di truyền
Yếu tố di truyền góp phần rất lớn để gây nên viêm da cơ địa ở trẻ. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng bé bị viêm da cơ địa lên đến 70%. Trường hợp cả bố và mẹ đều mắc bệnh này thì nguy cơ trẻ mắc bệnh có thể tới 90%.
- Dị ứng thực phẩm
Một số loại thực phẩm như lạc, sữa, cua, tôm… có thể gây kích ứng với những bé có cơ địa nhạy cảm và gây nên viêm da ở trẻ.
- Các tác nhân khác
Sang chấn tâm lí, căng thẳng, thay đổi nội tiết, rối loạn chuyển hóa, môi trường, khí hậu… cũng có thể khiến bé bị viêm da cơ địa. Nhiều trẻ dễ mắc bệnh lúc thời tiết giao mùa, mùa hanh khô vì thay đổi độ ẩm trong không khí, da trẻ nhạy cảm nên dễ tổn thương, hệ miễn dịch máu thay đổi.
Những triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ
- Triệu chứng giai đoạn cấp tính
Da trẻ nổi ban đỏ hình tròn, bong trợt, có mụn nước chứa nhiều dịch, xung quanh vùng da bị tổn thương có dấu hiệu phù nề, ngứa ngáy khó chịu, nhất là buổi đêm. Vị trí vùng tổn thương thường ở mặt, cằm, trán, bàn chân bàn tay.
- Triệu chứng giai đoạn mãn tính
Các mụn đỏ nổi thành từng đám khiến da trở nên thô cứng, sần sùi, rối loạn sắc tố.
Điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
Do tính chất non yếu, nhạy cảm của da trẻ nên bé bị viêm da cơ địa cần lưu ý và cẩn trọng khi điều trị để tránh gây tổn thương nặng hơn cho da bằng cách:
- Giặt giũ quần áo và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho trẻ đồng thời tránh lựa chọn những loại quần áo có chất liệu lông hoặc nỉ bởi những chất liệu này dễ khiến bệnh viêm da cơ địa của trẻ thêm nặng hơn.
- Việc dùng thuốc hay kem bôi để điều trị bệnh cần phải có sự cho phép từ phía bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên cho trẻ ở trong môi trường dùng máy điều hòa thường xuyên và hạn chế để cho cơ thể trẻ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Tránh sử dụng những loại xà phòng tắm không rõ nguồn gốc và không phù hợp với làn da của trẻ.
- Không cho trẻ ăn những loại thức ăn gây phản ứng dị ứng da.
- Không sử dụng chanh để tắm cho trẻ vì trong chanh có chứa thành phần axit rất dễ làm tổn thương cho vùng da đang mắc viêm da cơ địa.
- Thường xuyên thay tã cho trẻ trong khoảng 2 – 3 tiếng.
- Nếu được bác sĩ chỉ định dùng thuốc và trẻ đã có dấu hiệu thuyên giảm tình trạng viêm da cơ địa thì tốt nhất cha mẹ nên tiếp tục sử dụng thuốc thêm một thời gian nữa để giúp trẻ ngăn ngừa triệt để tình trạng bệnh.
Trong suốt quá trình chăm sóc làn da cho bé bị viêm da cơ địa, cha mẹ tuyệt đối không được phép sử dụng bừa bãi bất cứ các loại thuốc bôi nào cũng như không lạm dụng thuốc chứa các loại chất Corticoid khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để sớm tìm ra cách trị viêm da cơ địa phù hợp.
Chuyên gia da liễu của phòng khám da liễu Đông Phương chia sẻ: bé bị viêm da cơ địa không thể điều trị khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị đều chỉ nhằm kìm hãm sự phát triển của bệnh và chữa lành các vùng da bệnh, ngăn ngừa tái phát. Đến khi trẻ trên 2 tuổi, ngoài một số trường hợp bệnh kéo dài đến khi lớn thì hầu hết trường hợp bệnh sẽ tự khỏi,
Những trẻ đang bú mẹ mà mắc viêm da cơ địa thì mẹ cũng phải kiêng những thức ăn gây dị ứng. Thực tế có nhiều mẹ vì sợ con thiếu chất dinh dưỡng nên vẫn tiếp tục cho con ăn những thức ăn không phù hợp khiến bệnh của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên lưu ý điều này.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chống khô da cho bé bằng thuốc dưỡng ẩm để giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da dù khi đang bị bệnh hoặc khi bệnh đã hết, nên thoa ngay sau khi tắm bởi lúc này da còn ẩm. Việc làm này sẽ giúp da lành lâu hơn và tránh tái phát. Cha mẹ cũng cần tránh dùng phấn rôm hoặc các sản phẩm chăm sóc cơ thể có mùi hương vì đây là những nguyên nhân khiến bệnh bùng phát.
Phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát
- Sức đề kháng của da trẻ yếu hơn người lớn rất nhiều nên trị liệu viêm da cơ địa bất kể là thuốc uống, thuốc bôi đều cần phải tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.
- Thực hiện điều trị đúng liệu trình, không tự ý tăng liều lượng thuốc dùng hay tự ý đổi loại thuốc cho trẻ.
- Tuyệt đối không dùng thuốc bôi khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Có chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ hợp lý, tránh để trẻ gãi hay chà xát mạnh vào vùng da bị viêm vì dễ khiến da bội nhiễm.
Bé bị viêm da cơ địa bản chất không nguy hại nên cha mẹ cần tìm hiểu kĩ để biết cách ngăn ngừa những ảnh hưởng của bệnh tới tâm lí trẻ. Những trường hợp chăm sóc tại nhà không đạt hiệu quả, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và xin ý kiến về phương pháp điều trị bệnh cho trẻ.
Nếu cần được tư vấn thêm về các vấn đề da liễu, bạn cũng có thể liên hệ hotline 0983.000.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Đa Khoa Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe!