X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh bạch biến có lây không? bạch biến có lan không?

Cho đến nay nhiều người vẫn kỳ thị bệnh nhân bị bạch biến vì không biết bệnh bạch biến có lây không? bệnh bạch biến lây qua đường nào và liệu mình có khả năng bị lây bệnh bạch biến hay không. Trong bài viết này bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn giải đáp.

Bệnh bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến là bệnh xuất hiện khi các tế bào sản xuất hắc sắc tố da melanocyte của cơ thể bị phá hủy khiến một số vùng da bị mất màu, trở nên trắng hơn hoặc nhạt màu so với các vùng da lân cận.

Các vị trí bị mất hắc sắc tố có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, phổ biến ở mặt, đầu cực các chi, quanh các hốc tự nhiên của cơ thể hoặc các vùng niêm mạc. Lông hay tóc trên các vị trí bị bạch biến cũng sẽ đổi thành màu trắng.

Có khoảng 1% dân số bị bệnh bạch biến và con số này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Bệnh rất dễ nhận ra với triệu chứng bạch biến đặc trưng là thay đổi màu của một số vùng da trên cơ thể. Điều này khiến người bị bệnh thường tự ti về ngoại hình, đồng thời cũng chịu nhiều kỳ thị của những người thiếu hiểu biết.

Nhiều người xa lánh bệnh nhân bạch biến vì không biết ở gần người bạch biến có bị lây không và bạch biến lây qua đường nào? điều này càng làm người bị bệnh bạch biến tự ti và khép mình hơn, đôi khi còn có trường hợp suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân.

Benh Bach Bien Co Lay Khong

Bệnh bạch biến có lây không?

Bệnh bạch biến có lây không?

Đã có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề bệnh bạch biến có lây không và chưa có bất cứ kết quả nào cho thấy bệnh bạch biến có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Mặc dù bệnh bạch biến có thể tác động với những bộ phận khác nhau của cơ thể nhưng nó thực sự không lây lan qua tiếp xúc cơ thể thông thường dù là trực tiếp hay gián tiếp. Bệnh nhân bạch biến không lây bệnh cho người khác qua các hành vi thân mật như bắt tay, ôm, ăn chung hay ngủ chung, cho dù là tiếp xúc da chạm da tại vị trí bị bệnh bạch biến.

Để giải thích cho điều này, nghiên cứu bệnh bạch biến cho thấy bạch biến là bệnh tự miễn, do do quá trình sản xuất hắc sắc tố da gặp vấn đề, không phải do vi trùng, virus, hay nhiễm khuẩn, do đó không có khả năng lây lan tác nhân gây bệnh cho người khác.

Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của các tế bào melanocyte cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Có suy đoán cho rằng đây là kết quả của các yếu tố tự miễn dịch (cơ thể hiểu nhầm melanocyte là tác nhân gây hại cho cơ thể, sản sinh ra kháng thể tiêu diệt melanocyte); các nhân tố môi trường và yếu tố di truyền.

Với thắc mắc bệnh bạch biến lây truyền qua đường nào, có lẽ di truyền là con đường duy nhất. Tuy nhiên, gen quy định bệnh bạch biến thường là gen lặn, rất khó để dự đoán ai sẽ là người tiếp theo trong gia đình bị bệnh bạch biến. Không phải tất cả con cái của người bị bệnh đều sẽ có biểu hiện bạch biến, tỷ lệ con bị bệnh chỉ chiếm chưa đến 10%, trong khi có thể xuất hiện cách 1-2 thế hệ.

Bạch biến là bệnh lành tính không nguy hiểm, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Bệnh bạch biến không lây từ người này sang người khác, đồng thời cũng chưa có cách chắc chắn có thể ngăn chặn nguy cơ di truyền bạch biến hay nguy cơ biểu hiện bệnh bạch biến ở những đối tượng có nguy cơ.

Bệnh bạch biến có lan ra không?

Một mối quan tâm ở những người bệnh đó là bệnh bạch biến có lan không? Như đã nói ở trên, bạch biến không phải là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm hay nhiễm khuẩn do đó sẽ không có tính chất lây lan. Tuy nhiên các vùng da bị bệnh bệnh bạch biến sẽ đột ngột xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể không dự đoán trước được.

Không thể dự đoán trước được bệnh bạch biến có lan rộng không, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi, can thiệp điều trị khi đánh giá việc xuất hiện diện tích quá lớn vùng da bị bạch biến có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Benh Bach Bien Co Lay Khong 1

Bệnh bạch biến có lan ra không?

Bệnh bạch biến không nguy hiểm, nhưng việc mất đi hắc sắc tố melanin cũng đồng nghĩa với cơ thể mất đi một cơ chế bảo vệ tự nhiên với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, da dễ bị tổn thương hơn, dễ bị mắc các bệnh về da nguy hiểm hơn như ung thư da hay tổn thương da vĩnh viễn.

Người bệnh cần theo dõi thường xuyên có xuất hiện thêm các vùng da bị bạch biến mới hay không? bạch biến lan nhanh không? trao đổi cùng bác sĩ chuyên khoa, đánh giá nguy cơ và quyết định có cần can thiệp y khoa hay không.

Trong trường hợp các khoảng da bị bạch biến quá nhanh, thuốc steroid đường uống sẽ được chỉ định để làm chậm lại tốc độ phát triển của bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Chưa có kết luận luận chắc chắn về nguyên nhân mắc bệnh bạch biến, tuy nhiên, khả năng cao cho rằng nó là một bệnh tự miễn của cơ thể. Khi cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công tiêu diệt, làm tổn thương các tế bào melanocyte của chính mình. Tuy nhiên cơ chế của quá trình này chưa được làm rõ.

Có khoảng 20% người bị bệnh bạch biến cũng đồng thời mắc phải 1 hoặc nhiều bệnh tự miễn khác như Lupus, xơ cứng bì, rối loạn mô liên kết của cơ thể, vảy nến, viêm tuyến giáp, rụng tóc từng vùng hoặc hói đầu, bệnh tiểu đường tuyp 1, thiếu máu ác tính, suy thượng thận.

Một số bệnh nhân nhân cho rằng, khi ra nắng sẽ cảm giác như vùng da bị bạch biến lan rộng. Tuy nhiên, đây chỉ là họ thấy rõ hơn những vùng da bị bạch biến cũ mà bình thường nó không biểu hiện rõ ràng mà thôi.

Một số nguyên nhân có thể thúc đẩy sự xuất hiện của bạch biến như tiếp xúc với ánh nắng quá gay gắt, tiếp xúc với chất độc hại hoặc tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài.

Trên đây là những những chia sẻ giải đáp thắc mắc bệnh bạch biến có lây không. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến người bị bệnh, vì thế những người cùng chung sống hãy loại bỏ lo lắng bị lây mà hỗ trợ người bệnh cố gắng vượt qua.

Thông tin chi tiết hoặc còn vấn đề thắc mắc về bệnh bạch biến bạn vui lòng chat ngay hoặc gọi đến số hotline 0983.000.497 để được hỗ trợ giải đáp nhé.

Phòng khám da liễu Đông Phương chúc bạn nhiều sức khỏe!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC