Ghẻ phỏng là bệnh thường gặp và ngày càng phổ biến. Tuy nhiên nhiều người không biết cách nhận diện, phòng tránh cũng như điều trị khiến bệnh lây lan nhanh chóng và khó điều trị dứt điểm.
Bệnh ghẻ phỏng là gì?
Ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn hình cầu gây ra các mụn nước nổi lên trên bề mặt da như các nốt phỏng. Bệnh có thể gặp ở tất cả đối tượng nhưng phổ biến nhất ở trẻ em, đôi khi cũng gặp phải bệnh ghẻ phỏng ở người lớn.
Bệnh có khả năng lây lan sang các vùng da lành trên cùng một cá thể, cũng có thể lây lan từ người này sang người khác trong thời gian ngắn. Chính vì thế bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh tình trạng bệnh càng ngày càng nghiêm trọng hơn cũng như nguy cơ lây cho những người xung quanh.
Dấu hiệu bệnh ghẻ phỏng
Ghẻ phỏng được nhận biết bởi các dấu hiệu đặc trưng, có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bệnh.
– Khi mới mắc bệnh, trên da xuất hiện hiện các vệt đỏ kèm theo biểu hiện sưng nhẹ
– Trên nền da đỏ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ mọc đơn lẻ hoặc thành cụm, lớn dần lên, những mụn nước sát gần nhau tạo thành mụn nước lớn. Bên trong mụn nước có chất dịch trắng đục.
– Sau một thời gian, các mụn nước vỡ ra, bề mặt khô lại, kết vảy khô, cứng lại trên bề mặt da
– Dịch tiết khi mụn nước vỡ ra có thể dính sang vùng da khác, sang người khác mang theo vi khuẩn gây bệnh, khiến các vùng da khác lại xuất hiện mụn nước ghẻ phỏng.
Khi bị ghẻ phỏng, người bệnh sẽ rất ngứa ngáy khó chịu, càng gãi sẽ càng dễ khiến mụn nước vỡ ra và lây lan vi khuẩn nhanh hơn. Không chỉ khiến người bệnh bị nặng hơn, nghiêm trọng hơn mà còn có nguy cơ hình thành dịch bệnh trong cộng đồng ở những khu vực đông dân cư hoặc sống tập trung như trường học, doanh trại…
Nguyên nhân gây bệnh
Ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng da do sự xâm nhập của vi khuẩn hình cầu. Nhiều người nhầm lẫn bệnh ghẻ phỏng với dấu hiệu các mụn nước là bệnh ghẻ nước, tuy nhiên đây lại là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Bệnh ghẻ nước là bệnh do cái ghẻ ký sinh trên cơ thể, ghẻ phỏng là bệnh nhiễm khuẩn da do vi khuẩn. Nguyên nhân bệnh ghẻ phỏng thường do một số tác nhân:
Tiếp xúc với môi trường đất: Vi khuẩn thường có trong đất, bùn. khi vui chơi, làm việc, bùn đất bám vào móng tay, hành vi cào gãi làm xước da, đồng thời đưa vi khuẩn cho vết thương hở vào trong cơ thể. Chính vì nguyên nhân này mà tỷ lệ bệnh nhân nhỏ tuổi chiếm đa số, nhiều hơn hẳn số trường hợp bệnh ghẻ phỏng ở người lớn.
Sinh hoạt trong môi trường nhiều vi khuẩn: Những khu vực dân cư đông đúc, vệ sinh kém, không được thường xuyên dọn dẹp hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… đồng thời cũng chứa nhiều vi khuẩn, khả năng vô tình tiếp xúc với tác nhân gây bệnh cao cũng dễ bị mắc bệnh.
Tiếp xúc với người bị bệnh: Là nguyên nhân có khả năng mắc bệnh cao nhất. Vô tình tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc da chạm da đều dễ bị lây nhiễm bệnh ghẻ phỏng.
Vệ sinh kém: Vệ sinh cá nhân không tốt, không thường xuyên tắm rửa, cắt tỉa móng tay…. cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh.
Cách trị ghẻ phỏng
Bệnh ghẻ phỏng hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng nội khoa và không để lại di chứng. Việc điều trị tương đối đơn giản, dễ dàng nếu được phát hiện hiện sớm. Dưới đây là một số cách chữa ghẻ phỏng thường được sử dụng:
Điều trị bằng thuốc:
Thuốc DEP: là loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh ghẻ, là dạng thuốc bôi dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn với tác dụng giảm triệu triệu chứng ngứa và sưng tấy, ngăn chặn vi khuẩn phát triển, lây lan.
Thuốc Benzyl Benzoat 33%: là loại thuốc an toàn cao, tác dụng giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn ghẻ phỏng lây lan.
Eurax (crotamintan) 10%: Có hiệu hiệu quả giảm nhanh triệu chứng ngứa khi bị ghẻ phỏng, nên sử dụng trước khi đi ngủ. Nên sử dụng liên tục 2-3 ngày, nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
Lưu ý khi dùng thuốc:
Cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi dùng thuốc, mặc quần áo mới, giữ vệ sinh da.
Chỉ bôi thuốc lên những vùng da bị bệnh, không bôi thuốc trên diện rộng, ở những vùng da khỏe mạnh.
Cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ. Bôi thuốc đúng cách, đủ liều, không dừng thuốc giữa chừng, điều trị gián đoạn ngay cả khi hết triệu triệu chứng bệnh.
Chăm sóc và điều trị tại nhà
Bên cạnh việc điều trị, cần thực hành phòng tránh, cách ly, điều trị song song với những người cùng chung sống và bị bệnh để tránh lây truyền chéo qua lại lẫn nhau cũng như không tạo điều kiện kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
– Cách ly người bị bệnh, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, ăn chung ngủ chung, giặt giũ chung với người bị bệnh.
– Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng dịu nhẹ, mặc quần áo sạch sẽ, khô ráo.
– Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, nơi sinh hoạt, quét dọn, hút bụi thường xuyên.
– Hạn chế gãi, cọ xát nơi bị bệnh tránh làm vỡ mụn nước khiến bệnh ghẻ phỏng lây lan.
Trên đây là những thông tin về bệnh ghẻ phỏng và cách điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa phòng khám da liễu Đông Phương chia sẻ. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh ghẻ phỏng đầu tiên, hãy nhanh chóng đi khám để có liệu trình điều trị phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất. Thông tin chi tiết, có thắc mắc cần giải đáp hoặc cần tư vấn vui lòng chat ngay hoặc gọi đến hotline 0983.000.497 để được hỗ trợ giải đáp.