Bệnh cước chân tay là căn bệnh hay gặp nhất ở mùa đông, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Với các cách chữa bệnh cước dưới đây của các bác sĩ chuyên khoa đến từ phòng khám da liễu Đông phương, các bạn có thể yên tâm thoát khỏi căn bệnh này nhanh chóng.
Tìm hiểu về bệnh cước chân tay
Bệnh cước không phải bệnh cơ địa mà chỉ là một dạng dị ứng da tại chỗ do yếu tố thời tiết gây ra. Nhiều người không biết vì sao bị cước chân tay trong khi họ không có cơ địa dị ứng.
Nguyên nhân bị cước chân tay được cho là tuần hoàn kém. Cơ thể phản ứng với điều kiện thời tiết nhiệt độ thấp. Khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể không đủ ấm khiến mạch máu dưới da co lại. Điều này làm quá trình lưu thông máu diễn ra chậm, không cung cấp đủ lượng oxy gen cần thiết cho các tế bào da.
Lúc này sẽ xuất hiện tượng cước chân tay: các đầu ngón chân, ngón tay sẽ bị nóng đỏ, sưng lên. Cảm giác đau đớn và ngứa ngáy do phù nề.
Không phải ai cũng gặp phải bệnh cước chân tay vào mùa đông. Người già và trẻ em là đối tượng dễ bị cước chân tay. Những người ít vận động trong điều kiện môi trường lạnh cũng dễ bị cước tay chân hơn những người khác.
Bệnh cước ở trẻ em thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên khi người già phát cước chân tay có xu hướng ngày càng phát triển nặng hơn. Người lớn tuổi nên chăm sóc da, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh để tránh bệnh khởi phát.
Các triệu chứng cước tay chân có thể tự biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên những trường hợp nghiêm trọng gây viêm vẫn cần điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa cước chân tay vào mùa đông phù hợp để tránh nguy cơ biến chứng.
Một số yếu tố khiến bệnh có thể nặng lên
Hiện nay chưa xác định được chính xác nguồn gốc gây bệnh. Những yếu tố dưới đây được đúc kết từ thực tiễn cho thấy nó có tác động khiến bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn:
+ Đối tượng người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu chất.
+ Trong gia đình đã có người có tiền sử bị bệnh cước. Trong gia đình nếu có người bị bệnh, rất có thể nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn. Hoặc trong trường hợp đã bị bệnh, cũng sẽ có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
+ Người mắc phải những bệnh như: đái tháo đường, tăng mỡ máu hay những người hay sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia…
+ Những chị em có sự thay đổi về nội tiết. Tuy nhiên biểu hiện tay chân bị cước sẽ được cải thiện nếu bạn mang thai.
+ Những người đang bị bệnh về mô liên kết như xơ cứng bì, hiện tượng Raynaud, lupus ban đỏ, rối loạn tủy xương…
+ Trong trường hợp bị bệnh, việc mặc quần áo chật, bó sát, làm cản trở tuần hoàn máu cũng khiến bệnh nặng hơn
Cách chữa cước tay chân mùa đông
Hiện nay chưa thể xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị bệnh triệt để. Tất cả những phương pháp dưới đây cũng chỉ có tác dụng giảm thiểu cảm giác khó chịu mà bệnh gây ra. Mỗi một phương pháp có thể có tác dụng tích cực với người này nhưng không hữu hiệu với người khác. Thông tin các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ dưới đây chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh không nên tự ý thực hiện tại nhà để tránh nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn.
Cách chữa cước chân tay nhanh nhất
Bệnh cước thường phản ứng rất kém với các loại thuốc. Tuy vậy, khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống, bác sĩ vẫn chỉ định các loại thuốc chữa cước chân tay để giảm bớt triệu chứng.
Để chữa bệnh cước chân tay mùa đông, các loại thuốc trị cước tay chân thường được sử dụng là:
Thuốc bôi chữa cước chân tay chứa thành phần corticoid được sử dụng trực tiếp trên các vết thương. Có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng, giảm đau đớn cho người bệnh.
Nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, ngoài thuốc bôi cước chân tay còn cần thêm các loại kháng sinh dạng bôi hoặc uống. Loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng được bác sĩ chỉ định riêng cho từng trường hợp.
Thuốc trị bệnh cước chân tay có thể sử dụng là các loại thuốc giãn mạch. Nó giúp lượng máu lưu thông đến những vị trí bị bệnh dễ dàng hơn. Vì thế có hiệu quả giảm nhanh triệu chứng của cước. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường có tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, phù, buồn nôn. Khi sử dụng cần có chỉ định và theo dõi sát sao của bác sĩ.
Cách trị cước chân tay mùa lạnh bằng thuốc ít khi được sử dụng do các triệu chứng có thể tự biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên vẫn nên được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để đánh giá nguy cơ và phòng ngừa biến chứng.
Điều trị bệnh cước từ những bài thuốc đơn giản nhất
Bệnh cước có thể không gây nguy hiểm cho người bệnh, nhưng hệ lụy của nó thì không thể chủ quan. Sự đau đớn và khó chịu khi bị cước chắc chắn sẽ là nỗi ám ảnh với mỗi người bệnh.
Để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ áp dụng một số bài thuốc trị cước chân tay dưới đây:
– Bài thuốc 1: Sử dụng ma hoàng, thiên niên kiện, trần bì, bạch chỉ, quế chi, hậu phác mỗi loại 8g; phòng kỷ, ngũ gia bì, dây gắm, kê huyết đằng mỗi loại 12g; 2g hành khô, thổ phục linh 15g; gừng tươi 5g, cam thảo đất 10 g. Rửa sạch và cho tất cả nguyên liệu trên sắc cùng 1 lít nước, cho tới khi còn 500ml thì gạn ra uống ngày 2-3 lần. Mỗi lần uống nên hâm nóng lại.
– Bài thuốc 2: Sử dụng nam hoàng bá, rễ cỏ xước mỗi loại 10g; u chặc chỉu, hạt tía tô, quế chi, kê huyết đằng, thiên niên kiệu mỗi loại 8g; hạt cay, phòng kỷ mỗi loại 6g, thổ phục linh 20g; gừng tươi 3 lát. Cho tất cả nguyên liệu trên sắc cùng 1 lít nước, cho tới khi còn khoảng 3 bát thuốc thì gả ra uống. Cứ 2 ngày uống 1 thang trong vòng 3-5 tháng.
Trước khi áp dụng các cách chữa chân tay bị cước, bạn phải tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Việc tự ý áp dụng cách điều trị bệnh bằng thuốc đông y có thể không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không mong muốn nếu bạn tự mình thực hiện.
Cách chữa bệnh cước chân tay tại nhà hiệu quả
Trong rất nhiều trường hợp người bệnh có thể tự chữa cước tay chân mùa lạnh. Bác sĩ chuyên khoa da liễu chia sẻ cách chữa trị tại nhà đơn giản:
Cách chữa phát cước chân tay bằng nhiệt: Giữ ấm vùng da bị cước. Hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, bao gồm cả không khí hay nước.
Tuyệt đối không thực hiện chườm ấm hoặc tiếp xúc vùng bệnh quá gần với nguồn nhiệt cao. Chúng có thể làm da bị khô và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách chữa cước tay chân bằng thực phẩm: Bổ sung các loại thực phẩm sinh nhiệt. Thêm vào khẩu phần ăn của người bệnh chất béo, các gia vị cay nóng hay thêm lượng tinh bột.
Cách chữa cước chân tay với gừng và muối. Sử dụng 1 củ gừng rửa sạch giã nát, sau đấy thêm một chút muối biển. Đổ một lượng nước ấm vừa phải, khuấy tan muối và ngâm tay chân bị cước vào khoảng 10-15 phút, lau khô và giữ ấm tay/chân. Thực hiện mỗi tuần 2-3 lần
Lưu ý: Với bất kỳ cách chữa cước chân tay nào bạn cũng không nên chà xát, gãi hoặc xoa bóp vùng da bị tổn thương. Luôn giữ ấm, hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc thấp, đi tất khi trời lạnh. Đặc biệt, hãy tăng cường luyện tập thể dục để cải thiện tuần hoàn của cơ thể.
Tổng kết
Hiện tại phòng khám Đông Phương đang tiến hành chữa bệnh cước bằng phương pháp Đông Tây y kết hợp, đem lại hiệu quả cao, đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh.
Phương pháp chữa bệnh cước tại Đông Phương kết hợp giữ thuốc Đông y và Tây y. Hiệu quả điều trị từ trong ra ngoài, loại bỏ cả triệu chứng và căn nguyên gây bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn sử dụng các loại máy móc hỗ trợ trị liệu hiện đại để chiếu tới các vùng da bị bệnh nhằm khôi phục lại sức sống cho da, làm lành các vết thương.
Việc kết hợp giữa thuốc Đông và Tây y giúp giảm gánh nặng của việc dùng thuốc kháng sinh. Đặc biệt các thành phần của thuốc đông y không gây kích ứng và không để lại tác dụng phụ.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương về bệnh cước. Giới thiệu cách điều trị bệnh cước nhanh chóng, hiệu quả và triệt để nhất. Muốn chữa bệnh nhanh chóng, triệt để, không tái phát thì khi phát hiện các triệu chứng bị bệnh, bạn cần sớm đi gặp bác sĩ để được thăm khám để có hướng điều trị bệnh thích hợp nhất.
Nếu các bạn còn thắc mắc gì về cách trị bệnh cước, xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 0983.000.497 hoặc tới trực tiếp phòng khám Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội để được các bác sĩ da liễu thăm khám và tư vấn trực tiếp.