X
livechat
Tìm kiếm [x]

Tìm hiểu chung về bệnh ghẻ nước ở người

Ghẻ nước là loại bệnh ghẻ phổ biến, thường gặp nhất. Bệnh không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh mà còn có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh ghẻ nước là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho người đọc về căn bệnh này.

Ghẻ nước là bệnh lý gì?

Ghẻ nước là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng cái ghẻ gây ra. Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, đặc biệt về đêm.

Bệnh ghẻ do nguyên nhân chính là cái ghẻ gây ra. Ghẻ đực sẽ chết ngay sau khi giao phối. Cái ghẻ đào hang dưới lớp sừng, đẻ trứng, gây cảm giác ngứa dữ dội cho người bệnh.

Cái ghẻ có kích thước rất nhỏ, sinh sản rất nhanh. Mỗi ngày 1 con cái ghẻ trưởng thành có thể đẻ 3-5 trứng. Trong suốt cuộc đời có thể đẻ 35-55 trứng. Trứng mất khoảng 10-14 ngày để trưởng thành và tiếp tục sinh sản, gây bệnh.

Bệnh ghẻ nếu không được điều trị có thể gây những ảnh hưởng tổn thương nghiêm trọng với da. Có thể là tổn thương da vĩnh viễn hoặc hình thành sẹo rất mất thẩm mỹ.

Ghe Nuoc 1

Hình ảnh bệnh ghẻ nước

Dấu hiệu bệnh ghẻ nước

Rất dễ nhầm lẫn bệnh tổ đỉa và ghẻ nước, tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt bằng các đặc trưng riêng. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh ghẻ thường gặp

Cái ghẻ có kích thước rất nhỏ, khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên người bệnh có thể nhận biết biểu hiện bệnh ghẻ nước bằng các luống ghẻ. Là những đường mảnh mờ dưới da do cái ghẻ đào hang. Đầu các luống ghẻ này là các nốt mụn ghẻ nước, là nơi cái ghẻ trú ngụ.

Cảm giác ngứa là dấu hiệu bệnh ghẻ nước đầu tiên và dễ nhận thấy nhất. Sau khi cái ghẻ ký sinh trên cơ thể khoảng 1-2 tuần, lứa ghẻ tiếp theo được sinh ra và bắt đầu đào hang. Khi mới bị bệnh hầu như không thể nhận ra triệu chứng. Với số lượng cái ghẻ đủ lớn, cảm giác ngứa đủ để người bệnh cảm nhận được.

Dấu hiệu bệnh ghẻ nước thường xuất hiện ở những vùng da mỏng. Phổ biến nhất là bệnh ghẻ nước ở tay, ghẻ nước ở chân, các kẽ ngón tay, ngón chân, ghẻ bìu hay tại cơ quan sinh dục.

Các vết xước có thể xuất hiện khi người bệnh gãi. Các mụn nước cũng vỡ ra, loét hoặc khô lại. Cảm giác ngứa ngày càng tăng, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Bệnh ghẻ nước có lây không?

Bệnh ghẻ nước là bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh và là mối nguy hiểm được cảnh báo cho cả cộng đồng. Sự lây lan bệnh ghẻ là do sự di chuyển của tác nhân gây bệnh. Cái ghẻ có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng một cá thể, cũng có thể lây lan sang cá thể khác.

Có 2 con đường lây lan bệnh ghẻ chính:

Lây nhiễm trực tiếp: Bệnh ghẻ có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua các hành vi tiếp xúc thân mật như ôm, da chạm da

Lây nhiễm gián tiếp qua môi trường sống: Người bệnh dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn, khăn tắm, các dụng cụ vệ sinh… đều mang đến nguy cơ lây nhiễm. Cái ghẻ có thể sống đến vài ngày sau khi rời vật chủ. Chúng tồn tại trên những vật trung gian và chờ cơ hội ký sinh trên một cá thể khác.

Bệnh ghẻ nước có nguy cơ lây nhiễm rất cao trong những môi trường sống tập trung, dân cư đông đúc. Trường học, doanh trại quân đội, các ký túc xá… đều là những địa điểm có khả năng lây lan bệnh nhanh chóng.

Bệnh ghẻ nước có tự khỏi không?

Bệnh ghẻ nước là bệnh do ký sinh trùng gây ra. Bệnh không thể tự khỏi mà bắt buộc phải được điều trị. Không những thế, với phương pháp điều trị không phù hợp, bệnh có thể bùng phát nhanh chóng.

Bởi bệnh không thể tự khỏi, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh ghẻ. Điều trị sớm đóng vai trò quan trọng trong kết quả điều trị bệnh cũng như hạn chế lây lan ra cộng đồng.

Dieu Tri Benh Ghe Nuoc

Thuốc bôi điều trị bệnh ghẻ

Cách điều trị bệnh ghẻ nước ở người

Bệnh ghẻ nước hoàn toàn có thể điều trị nội khoa mà không để lại hậu quả gì nếu phát hiện sớm. 

Sử dụng thuốc điều trị ghẻ

Các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị bệnh ghẻ. Thông thường là các thuốc:

DEP: Dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bị ghẻ sau khi được vệ sinh và lau khô. Đây là loại thuốc an toàn không có tác dụng phụ, tuy nhiên không được bôi lên vùng da khỏe mạnh.\

Benzyl benzoat: Bôi lên các vùng da bị tổn thương do ghẻ trừ đầu mặt giúp trị tận gốc cái ghẻ. Cần bôi liên tục không gián đoạn cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn

Một số loại thuốc trị ghẻ dạng bôi hoặc xịt khác có thể được bác sĩ chỉ định để làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát khó chịu mà bệnh ghẻ gây ra.

Với bất cứ loại thuốc nào cũng cần điều trị theo đúng liệu trình bác sĩ chỉ định để đạt được hiệu quả mong muốn. Việc tự ý mua thuốc điều trị có thể khiến bạn gặp phải tác dụng không mong muốn hoặc nguy cơ biến chứng.

Những lưu ý khi trị ghẻ nước

  • Việc điều trị bệnh ghẻ vẫn phải kéo dài cho đến 10-14 ngày sau khi hết ngứa. Việc này để tránh nguy cơ còn đợt trứng chưa nở có thể tiếp tục gây bệnh.
  • Các biểu hiện bệnh ghẻ có thể tồn tại trên da đến vài tháng sau khi điều trị khỏi hoàn toàn.
  • Việc sinh nơi ở đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp bệnh ghẻ không tiếp tục phát triển cũng như không có môi trường để lây lan.
  • Việc trị bệnh phải đồng thời với những người cùng chung sống, cùng bị bệnh
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân, không ngủ chung giường với người bệnh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân vô cùng quan trọng. Nên tắm gội thường xuyên, vệ sinh tay bằng dung dịch sát trùng.

Tổng kết

Bệnh ghẻ nước là căn bệnh phổ biến và dễ lây lan. Mỗi người cần có ý thức phòng tránh và bảo vệ sức khỏe chính mình, cũng là bảo vệ cả cộng đồng. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy dấu hiệu hoặc nghi ngờ mình bị ghẻ nước. Thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0983.000.497 bác sĩ phòng khám Đông Phương luôn sẵn sàng hỗ trợ.


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC