X
livechat
Tìm kiếm [x]

Triệu chứng viêm da cơ địa là gì ?

Triệu chứng viêm da cơ địa cần được hiểu rõ để kịp thời nhận biết bệnh và điều trị ngăn chặn bệnh tiến triển, kiểm soát nguy cơ bệnh tái phát. Cùng chuyên gia da liễu của phòng khám Đông Phương tìm hiểu về điều này qua bài viết dưới đây.

Những tiêu chuẩn chính để xác định bệnh viêm da cơ địa

trieu chung viem da co dia

Triệu chứng viêm da cơ địa

Để nhận biết các triệu chứng viêm da cơ địa chủ yếu căn cứ trên 4 yếu tố sau:

  • Ngứa
  • Viêm da mãn tính và hay tái phát.
  • Hình thái và vị trí thương tổn điển hình

Trẻ em: khu trú ở mặt và vùng duỗi

Trẻ lớn và người lớn: da bị dày lên, Liken vùng nếp gấp

  • Tiền sử cá nhân hay gia đình từng mắc bệnh cơ địa như hen hay viêm mũi dị ứng.

Những triệu chứng chung của bệnh viêm da cơ địa

Để nhận biết những triệu chứng viêm da cơ địa thường thấy bạn có thể dựa trên các biểu hiện sau;

  • Khởi phát bằng các thương tổn da kèm theo ngứa, càng gãi nhiều càng ngứa và khiến da bị dày lên, bệnh nặng hơn và thậm chí có thể bị bội nhiễm vi trùng. Viêm da cơ địa rất dễ tái phát nhất là khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh.
  • Cảm giác ngứa trở nên dữ dội vào đêm và khi trời tiết trở lạnh.
  • Giai đoạn đầu, da hình thành các đám đỏ không rõ ranh giới, có các sẩn và đám sẩn, tiết dịch ở mụn nước, không có vảy da, ngứa và nóng ở vùng da bị bệnh.
  • Giai đoạn bệnh nặng hơn tại vùng da mắc bệnh bị phù nề, tiết dịch, đóng vảy tiết, vết xước do gãi tạo vết trợt và bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ, vảy tiết vàng.
  • Nếu bệnh nhân càng gãi nhiều dịch tiết lan ra và khiến tổn thương ngày càng lan rộng. Các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện ở trán, cằm, má, nặng hơn có thể lan ra chân, tay và khắp cơ thể.
  • Khi mắc viêm da cơ địa người bệnh còn có thể mắc phải một số triệu chứng bệnh khác như chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ, viêm họng, viêm mũi dị ứng, hen, viêm kết mạc mắt…

Triệu chứng viêm da cơ địa theo giai đoạn

  • Giai đoạn cấp tính:

Xuất hiện đám da đỏ ranh giới không rõ có các sẩn và đám sẩn với mụn nước tiết dịch và không có vảy da là triệu chứng viêm da cơ địa điển hình của giai đoạn này. Ngoài ra, quan sát da có thể thấy hiện tượng phù nề, chảy dịch và đóng vảy tiết. Những vết xước do gãi tạo vết chợt khiến người bệnh bị bội nhiễm tụ cầu tạo nên các mụn mủ và vảy tiết vàng. Vị trí khu trú của bệnh thường ở trán, cằm, má, nếu nặng hơn có thể lan ra tay và toàn thân.

  • Giai đoạn bán cấp:

Các triệu chứng viêm da cơ địa nhẹ hơn, không có hiện tượng phù nề và tiết dịch trên da.

  • Giai đoạn mạn tính:

Vùng da tổn thương dày, thâm, có ranh giới rõ và liken hoá, có vết nứt đau. Tình trạng này là hậu quả của việc ngứa gãi nhiều. Tổn thường thường có ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay hay bàn chân, các ngón, gáy, cổ, cẳng chân, cổ tay. Hiện tượng khô da và ban đỏ ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lí. Ngoài ra người bệnh còn có thể xuất hiện bệnh lí khác như vảy cá, chứng vẽ nổi, dày sừng nang lông…

Trieu Chung Viem Da Co Dia

Triệu chứng viêm da cơ địa ở tay

  • Giai đoạn tiến triển:

Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Có gần 50% bệnh khỏi khi đến tuổi thiếu niên nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại trong nhiều năm cho tới khi trưởng thành.

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa

Nguyên tắc điều trị bệnh là cần tìm rõ nguyên nhân viêm da cơ địa để có cách phòng tránh kết hợp với việc chăm sóc da cẩn thận và sử dụng thuốc chữa viêm da cơ địa phù hợp với từng người. Có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh trong đó có thể kể đến:

Dùng thuốc chữa viêm da cơ địa

  • Thuốc chống viêm:

Gồm các loại thuốc dạng kem bôi chứa glucocorticoid như kem betamethasone, fluticasone,  clobetasone dùng bôi lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày 2 lần trong giai đoạn cấp. Số lần bôi giảm dần sau đó: bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại vùng tổn thương để ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát. Với những loại thuốc glucocorticoid cần lưu ý, do thuốc có tác dụng rất mạnh vì thế chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng chứ không được dùng ở mặt hoặc những vùng da mỏng.

  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch như pimecrolimus, tacrolimus.
  • Thuốc giảm ngứa: thuốc kháng histamin dùng trước khi đi ngủ với mục đích an thận. Với những trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày để chấm dứt những triệu chứng viêm da cơ địa nhưng trước khi ngưng hẳn thuốc phải lưu ý giảm dần liều dùng.

Tránh các tác nhân gây bệnh

Cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng tránh chúng nhằm ngăn ngừa khả năng bệnh nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh nên tránh tiếp xúc với môi trường chứa nhiều hóa chất, bụi bẩn; tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng da như dưa muối chua, hải sản,… đồng thời tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng và không uống rượu bia hay chất kích thích…

Tại phòng khám da liễu Đông Phương, sau khi thăm khám, hỏi tiền sử bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra cần thiết để tìm căn nguyên gây bệnh. Sau đó dựa trên các kết quả kiểm tra và triệu chứng viêm da cơ địa ở từng người để lên phác đồ trị liệu tương thích. Hiện tại, liệu pháp đông tây y kết hợp được áp dụng tại phòng khám đã cho thấy hiệu quả trị viêm da cơ địa cao, khống chế tối đa thời gian bệnh tái phát.

Nếu cần tìm hiểu thêm về liệu pháp này, bạn có thể gọi tới hotline 0983.000.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng chuyên gia của phòng khám da liễu Đông Phương sẽ luôn sẵn lòng tư vấn tận tình mọi thắc mắc của bạn.

Facebook: Phòng khám Đa Khoa Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC