Ghẻ là loài ký sinh trên trên cơ thể con người gây ngứa ngáy khó chịu, dễ dàng lây sang vùng da lành lặn trên cùng một cá thể. Bệnh cũng rất dễ dàng, nhanh chóng phát triển lây lan trong cộng đồng và trở thành dịch. Vậy cách bắt con cái ghẻ là gì? Làm thế nào để chữa ghẻ hiệu hiệu quả và triệt để?
Cái ghẻ là gì?
Con ghẻ là một loài ký sinh trùng ở người, tuy nhiên, ghẻ đực sẽ chết ngay sau khi giao phối, bệnh ghẻ là do cái ghẻ đào hang dưới da gây ra. Chính vì thế mà bệnh ghẻ ở người thường được gọi là bệnh ghẻ cái.
Đặc điểm hình thái con ghẻ ngứa trưởng thành
Thân con ghẻ (Sarcoptes scabiei) hình bầu dục, con cái có kích thước lớn hơn khoảng 300-400nm; con đực có kích thước khoảng 200 – 250nm. Con ghẻ trưởng thành có 8 chân, trên bề mặt da có nhiều lông và nhiều lằn song song, không có lỗ thở mà thở qua da.
Toàn thân thân con ghẻ có hình bầu dục, lưng gồ, bụng phẳng, không có đầu. Một bộ phận đảm nhiệm chức năng của miệng nhô ra khỏi thân mình được gọi là đầu giả, không có mắt. Miệng gồm một kềm có răng, hai xúc biện hàm là ba đốt hình nón nối tiếp, môi dưới dính liền với hạ khẩu.
Ở ngực trước con cái ghẻ có 2 cặp chân có bộ phận bám hình chuông; bụng dưới có 2 cặp chân với lông tơ dài. Ở con đực cặp chân thứ 4 ở tận cùng có bộ phận bám, bộ phận sinh dục hình chuông.
Vòng đời cái ghẻ
Trong vòng đời của mình, cái ghẻ trưởng thành sẽ đào hang dưới da và đẻ trứng rải rác trong các đường hầm. Mỗi ngày có thể đẻ 2-5 trứng, trong suốt vòng đời có thể đẻ 35-50 trứng. Trứng ghẻ mất khoảng 3-4 ngày để trở thành ấu trùng.
Ấu trùng ghẻ có 3 cặp chân, sau khi nở, sẽ đào đường hầm vuông góc với đường hầm của ghẻ mẹ đào để chui lên bề mặt da và chui vào một lỗ chân lông khác và bắt đầu đào một đường hầm khác.
Sau 3-10 ngày, ấu trùng ghẻ cái sẽ lột xác 2 lần để trở thành cái ghẻ trưởng thành trong khi ấu trùng ghẻ đực chỉ cần lột xác 1 lần, mất khoảng 8 ngày. Chu trình từ khi sinh ra đến lúc sẵn sàng sinh sản kéo dài từ 8-15 ngày.
Quá trình gây bệnh của cái ghẻ
Cái ghẻ tiết ra enzym proteases làm suy giảm lớp sừng. Chúng ăn các mô bị phân hủy, sống trong các đường hầm ngoằn ngoèo mà chúng đào. Ban đêm con cái ghẻ được hoạt hóa, tích cực đào các đường hầm (mỗi ngày đào được 2-3mm). Đây là lúc cơn ngứa dữ dội nhất cũng như dễ lây truyền bệnh ghẻ nhất do người bệnh gãi làm giảm cảm giác ngứa, cái ghẻ văng ra vương vãi lên quần áo, giường chiếu hoặc những người xung quanh.
Ghẻ đực thường ít khi đào hang mà sống trong những đường hầm mà ghẻ cái đào, sau khi giao hợp thì chết. Ghẻ cái đẻ trứng rất nhanh, sau khoảng 1 tháng hoặc sau khi đẻ hết trứng sẽ chết. Con ghẻ sẽ chết nếu rời khỏi vật chủ khoảng 4 ngày.
Biểu hiện bệnh cái ghẻ là gì?
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh cái ghẻ là bệnh nhân bị ngứa dữ dội vào ban đêm. Trên da xuất hiện các thương tổn dạng đường vẽ ngoằn ngoèo, ở cuối mỗi đường có các nốt sần là nơi con cái ghẻ trú ngụ.
Thông thường các thương tổn do bệnh ghẻ xuất hiện ở các nếp gấp kẽ, bờ các ngón tay, nếp gấp cổ tay, lòng bàn tay, bàn chân, khủy tay, nách, bìu…..
Đặc trưng của bệnh là các luống ghẻ nhìn gần giống sợi chỉ, mảnh, thẳng, dài khoảng 1cm do sự di chuyển của cái ghẻ ở dưới lớp sừng. Trong giai đoạn mới xuất hiện rất khó để nhận ra những đường này.
Ở trẻ em, ghẻ có thể ký sinh ở da đầu và mặt. Các cục sẩn ngứa màu đỏ hoặc tím xuất hiện ở vùng nách, thân mình, bìu do phản ứng mẫn cảm với kháng nguyên của ký sinh. Sau khi đã hoàn toàn loại bỏ con cái ghẻ, những nốt này vẫn còn tồn tại trong khoảng thời gian dài trước khi biến mất.
Cách bắt con cái ghẻ hiệu hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều cách bắt con cái ghẻ hiệu quả, phổ biến nhất là dùng thuốc
Cách bắt con cái ghẻ bằng thuốc D.E.P
Thuốc DEP được dùng rất phổ biến trong chữa bệnh cái ghẻ với tác dụng giảm nhanh triệu chứng, mang lại hiệu quả cao, lành tính, an toàn cho cả trẻ em và phụ nữ có thai, cho con bú. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng cần có sự chỉ định, hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, không để thuốc dính vào mắt, miệng hay bộ phận sinh dục.
Cách bắt con cái ghẻ bằng thuốc Permethrin 5%
Permerthrin dạng xịt hoặc dạng kem là cách bắt con ghẻ thông dụng nhất. Đây là loại thuốc khá an toàn để điều trị ngoài da, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả cao nhất và tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Cách dùng Permerthrin chữa bệnh cái ghẻ là gì?
- Vệ sinh sạch sẽ tay và vùng da bị bệnh con ghẻ, thấm khô trước khi bôi thuốc.
- Lấy một lượng thuốc vừa đủ ra đầu ngón tay
- Thoa một lớp mỏng lên vùng da bị ghẻ. Không bôi tràn ra vùng da khỏe mạnh, không lạm dụng thuốc bôi lớp quá dày.
- Rửa tay sạch sẽ với xác phòng sau khi bôi thuốc.
Cách bắt con cái ghẻ bằng lưu huỳnh
Lưu huỳnh dùng để trị bệnh cái ghẻ thường được điều chế dưới dạng thuốc mỡ với nồng độ phù hợp. Người bệnh cần được chỉ định và hướng dẫn sử dụng phù hợp bởi bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng tại nhà rất dễ sai liều lượng và khó kiểm soát được tác động của thuốc.
Khi sử dụng dụng cách bắt bắt con cái ghẻ bằng lưu huỳnh, cần chú ý không để thuốc dính lên mắt, không dụi tay lên mắt mặc dù đã rửa tay. Trường hợp thuốc bị dính vào mắt, cần được thăm khám ngay và có phương pháp hỗ trợ xử lý.
Cách bắt con cái ghẻ bằng thuốc Ivermectin
Ivermectin cũng là cách bắt con cái ghẻ mang lại hiệu quả cao, được sử dụng phổ biến. Thuốc Ivermectin được điều chế với cả dạng uống và dạng bôi, kết hợp chữa cả bên trong và bên ngoài mang lại hiệu quả nhanh chóng. Loại thuốc này không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Loại thuốc này được chỉ định trong trường hợp các cách bắt con ghẻ khác không mang lại hiệu quả hoặc với những người chống chỉ định điều trị tại chỗ do phản ứng với thuốc. Chỉ sử dụng thuốc Ivermectin khi đã được chẩn đoán lâm sàng và kiểm tra chắc chắn có ký sinh trùng. Chỉ sử dụng khi đã được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đánh giá, cân nhắc việc sử dụng thuốc.
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng Ivermectin dễ nhận thấy được đó là sốt đột ngột, phát ban, khó thở… hoặc một số tác dụng phụ khác như tăng men gan, chán ăn, đau tức thượng vị, rối loạn tiêu hóa. Cần thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên.
Thông thường, các cách bắt con cái ghẻ trên sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên người bệnh cần thực hiện hết quá trình điều trị thường kéo dài 10-15 ngày sau khi hết triệu chứng ngứa. Mục đích của việc kéo dài điều trị nhằm phòng trường hợp có đợt trứng mới nở và tiếp tục sinh sôi.
Mặc dù cách điều trị ghẻ đơn giản tuy nhiên bạn vẫn cần đi khám khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh cái ghẻ đầu tiên để biết mình phù hợp với phương pháp nào, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng. Việc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà sẽ khiến bạn phải đối diện với nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn của thuốc và không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thông tin về cách bắt con cái ghẻ, cách nhận biết và điều trị bệnh cái ghẻ là gì các bạn có thể chat ngay với bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Đông Phương hoặc gọi đến hotline 0983.000.497 để được hỗ trợ tư vấn.