X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh ghẻ – Nguyên nhân bệnh ghẻ và cách phòng tránh

Bệnh ghẻ là bệnh da liễu khá phổ biến ở nước ta với khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu cho người bệnh. Vậy bệnh ghẻ là gì? nguyên nhân bệnh và cách phòng tránh bệnh hiệu quả là gì?

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ (tên tiếng anh là scabies) thuộc nhóm bệnh ngoài da do ký sinh trùng ghẻ (cái ghẻ) có tên là Sarcoptes scabiei hominis gây tổn thương trên da. Bệnh ghẻ ở người tuy không nguy hiểm  và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu bị bệnh ghẻ không được chữa trị hoặc chữa ghẻ không triệt để rất có thể gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, chàm hóa hoặc viêm cầu thận cấp…

Nguyên nhân bệnh ghẻ

Nhiều người bị ghẻ nhưng hoàn toàn không biết bệnh ghẻ do đâu. Đến khi các triệu chứng ghẻ khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, đi khám mới phát hiện ra mình đã mắc bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ là do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis) gây ra.

Ghẻ cái là tác nhân chính gây bệnh ghẻ da bởi ghẻ đực sẽ chết đi sau khi giao phối. Ghẻ cái ký sinh ở lớp sửng thượng bị, đào hang, vào ban đêm ghẻ cái đào hang, ban ngày ra khỏi hang để đẻ trứng. Chính vì thế cảm giác ngứa nhiều nhất là vào ban đêm.

Ghẻ cái sống từ 4-6 tuần, mỗi ngày đẻ 1-5 trứng, sau 3-5 ngày trứng nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần để trưởng thành và tiếp tục sinh sản. Với tốc độ sinh sôi rất nhanh, sau 3 tháng từ 1 con cái ghẻ có thể phát triển đến 150 triệu con, là mối nguy cơ lây nhiễm cho cả cộng đồng.

Benh Ghe 1

Ghẻ cái là tác nhân gây bệnh chính

Ghẻ cái có nhiều loại gây ra các loại bệnh ghẻ khác nhau, ký sinh trên những đối tượng khác nhau. Có loại ký sinh trên người, có loại ký sinh trên các loại súc vật, tuy nhiên ghẻ trên súc vật vẫn có nguy cơ lây nhiễm sang người.

Lây truyền bệnh ghẻ như thế nào?

Bệnh ghẻ có thể lây từ người sang người, từ động vật sang người hay lây lan trên cùng một cá thể bị bệnh. Vào ban đêm, khi cảm giác ngứa dữ dội khiến người bệnh gãi đồng thời làm vương cái ghẻ ra chăn đệm, quần áo, là điều kiện lây lan cho những người cùng chung sống.

Yếu tố lây lan chính là điều kiện sống đông đúc, cơ hội tiếp xúc và lan truyền của cái ghẻ thuận lợi hơn. Các nghiên cứu cho thấy điều kiện vệ sinh kém không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ lan truyền ghẻ. Thay vào đó, mức độ nghiêm trọng của bệnh liên quan chặt chẽ đến tình trạng miễn dịch của cá thể bị bệnh.

Một số chủng loại ghẻ có khả năng lây lan từ súc vật sang người thông qua quá trình vệ sinh, chăm sóc… Chính vì thế cần kiểm tra và phát hiện bệnh lý sớm ở các loại vật nuôi và điều trị tránh việc lây sang người.

Cách chữa bệnh ghẻ ở người

Ghẻ là bệnh lý lây lan rất nhanh trong cộng đồng, do đó cần có phương pháp điều trị tổng thể, toàn diện và triệt để. Một số nguyên tắc điều trị cần được áp dụng để tránh tình trạng bị tái nhiễm bệnh và trở thành vòng lặp không thể khắc phục. Với yếu tố dịch tế phức tạp và khó kiểm soát, ngay khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh, cần được thăm khám, điều trị và cảnh báo với những người liên quan có nguy cơ lây nhiễm.

Nguyên tắc điều trị ghẻ ở người

  • Cần phát hiện sớm và chữa bệnh ghẻ khi chưa biến chứng
  • Điều trị song song cùng lúc với những người cùng mắc bệnh
  • Nên bôi thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, bôi lớp mỏng từ đầu đến chân, bôi liên tục từ 10-15 ngày và theo dõi vì có thể có đợt trứng mới nở.
  • Khi chữa bệnh cần thực hiện cùng với phòng chống lây lan.
Benh Ghe 2

Nhận biết và điều trị bệnh ghẻ sớm để tránh lây lan

Cách chữa trị ghẻ hiệu quả

– Hiện nay, cách chữa ghẻ thông dụng nhất được sử dụng đó là dùng permenthrin 5% (dạng xịt hoặc kem bôi da). Đây là thuốc trị ghẻ lành tính nhất có thể dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, sử dụng thuốc cần đúng cách để nhận được hiệu quả điều trị cũng như hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.

– Dung dịch DEP (diethylphtalate) bôi ngày 2-3 lần, không dùng cho trẻ sơ sinh, không dùng cho ghẻ vùng kín.

– Eurax 10%: Bôi mỗi lần cách nhau 6-10h, là loại thuốc chữa ghẻ an toàn có thể dùng cho trẻ em và có thể bôi vào bộ phận sinh dục.

Đối với bất cứ loại thuốc trị ghẻ nào cũng sẽ có biểu hiện khác nhau về kết quả. Vì thế, với mỗi đối tượng khác nhau cần có sự thăm khám, kê đơn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, cách sử dụng. Điều này phụ thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh, phạm vi tổn thương, độ tuổi và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người.

Phòng bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao, do đó, để phòng bệnh ghẻ hiệu quả cần có sự thống nhất, hợp tác của tất cả mọi người trong cộng đồng. Đồng thời, với những người cùng chung sống trong gia đình, trường học, ký túc xá… nếu bị nhiễm bệnh cần có sự điều trị song song, đồng thời cách ly phòng chống lây lan.

Để phòng bệnh cần vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ, thường xuyên thay giặt quần áo, chăn màn, chiếu gối, trụng nước sôi, phơi nắng, ủi khô trước khi sử dụng

Không nên dùng chung bất cứ vật dụng cá nhân, không chỉ là quần áo.

Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh ghẻ ngứa ngoài da, cần nhanh chóng đi khám và điều trị, đồng thời cách ly hạn chế nguy cơ lây lan cho người khác.

Việc phòng bệnh là cần thiết và thực hiện thường xuyên vì bạn không thể biết chắc mình có nằm trong đối tượng nguy cơ cao hay không. Thời gian ủ bệnh kéo dài đói với người bình thường, chỉ khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng mới có thể phát hiện, do đó việc phòng chống đóng vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả cao trong phòng dịch.

Ghẻ là bệnh có khả năng lây nhiễm quá nhanh, do đó, cần nâng cao ý thức phòng tránh cũng như điều trị triệt để. Ngay khi nghi ngờ mình tiếp xúc với tác nhân lây truyền bệnh hoặc bị bệnh ghẻ, hãy đi khám hoặc liên hệ tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa phòng khám chuyên khoa da liễu Đông Phương theo số hotline 0983.000.497 để được hỗ trợ, hướng dẫn cách phòng và trị bệnh sớm.


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC