Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ quyết định đến sự thành công khi điều trị bất kỳ căn bệnh nào. Đối với bệnh vảy nến cũng không ngoại lệ, ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần nắm được vấn đề mắc bệnh vảy nến nên ăn gì và nên kiêng ăn gì để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
Bệnh vảy nến nên ăn gì?
Người bệnh vảy nến nên ăn gì là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm nên có trong chế độ ăn của người bị vảy nến :
Chất chống oxy hóa
Lý do người bệnh vảy nến cần bổ sung vào thực đơn bệnh vảy nến nên ăn gì những thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa là vì chất này có tác dụng ngăn cản sự hình thành leukotriene, đây là thủ phạm khiến vảy nến nặng hơn.
Chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại trái cây như bưởi, nho, mơ, mận, ngũ cốc, các loại đậu, cây đinh hương…
Chất Folate
Folate có tác dụng phân chia tế bào da, thúc đẩy quá trình phục hồi da, tái tạo một làn da khỏe mạnh.
Chất này có nhiều trong các loại ngũ cốc, bông cải xanh, giá đỗ, cải bắp, đậu Hà Lan…
Chất Beta carotene
Beta carotene có trong cà rốt, rau lá xanh, quả mơ, xoài, có tác dụng giúp chuyển hóa vitamin A trong cơ thể tạo dưỡng chất cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Tác dụng của Beta carotene rất rõ rệt với làn da bị vảy nến bởi nó có khả năng bảo vệ màng tế bào, giảm tốc độ hình thành lớp sừng trên da.
Kẽm
Bệnh nhân vảy nến thường bị thiếu chất kẽm, đây là khoáng tố tối cần thiết không chỉ cho da mà còn cho sức đề kháng. Vì vây, cần bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể bằng các thực phẩm như nghêu, sò, các thực phẩm có ngũ cốc.
Axit béo omega -3
Axit béo Omega-3 có tác dụng ức chế chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leukotriene 3 và 5, qua đó giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc bôi steroid mà không làm tình trạng bệnh vảy nến xấu hơn.
Dưỡng chất này có nhiều trong mè đen, hạt lanh và các loại cá như cá mòi, cá thu và cá hồi…
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bệnh vảy nến nên ăn gì, bạn cũng cần phải chú ý đến việc giữ tinh thần thoải mái, tránh stress vì nếu để bản thân bị stress sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm người bệnh vảy nến nên ăn, thì người bệnh cũng nên tránh một số loại thực phẩm sau:
- Thịt đỏ: trong thịt đỏ có chứa chất xúc tác gây phản ứng viêm tấy đó là chất arachidon. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng loại thịt này.
- Sữa: Sữa mặc dù tốt cho cơ thể nhưng đối với người bệnh vảy nến sữa góp phần tạo chất nhờn và làm bệnh trầm trọng hơn. Người bệnh vảy nến nên hạn chế hoặc loại trừ các sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống của mình.
- Rượu bia: Ở người có cơ địa vảy nến, khi sử dụng rượu bia sẽ làm trì trệ tiến trình giải độc rượu của gan khiến triệu chứng vảy nến bùng phát.
- Đường: người bệnh vảy nến mãn tính cần hạn chế sử dụng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các loại nước hoa quả chứa nhiều đường.
- Đồ ăn có chứa chất kích thích: tránh những loại thức ăn có men, các chất cay nóng, các chất kích thích như chè, cà phê…
- Tránh dùng những đồ nướng, rán: đồ chiên, nướng chứa nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh.
Cách chăm sóc da khi bị bệnh vảy nến
- Đối với người mắc bệnh vảy nến, cần chú ý đến việc dưỡng ẩm cho da bằng những loại kem thích hợp. Có thể sử dụng thuốc mỡ axit salixilic dưỡng ẩm bôi lên da để làm bong các vảy nến trên da. Trước khi bôi thuốc nên ngâm vùng da bị bệnh trong nước ấm từ 10 đến 15 phút.
- Bệnh vảy nến sẽ khiến người bệnh ngứa ngáy nhưng tuyệt đối không nên gãi hay chà sát mạnh vì sẽ càng làm tổn thương đến vùng da bị bệnh, có thể gây viêm nhiễm.
- Người bệnh vảy nến cần tránh tiếp xúc với các tia cực tím, không nên phơi nắng quá lâu hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt vì sẽ làm tổn thương thêm cho vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, không phải là không được tiếp xúc với ánh nắng, người bệnh có thể phơi nắng từ 10-15 phút mỗi ngày vào sáng sớm sẽ tốt cho da.
- Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để tránh bị cọ sát vào vùng da bị bệnh và gây tổn thương đến da.
- Người bệnh nên tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân để hạn chế sự phát triển và lan rộng của vảy nến.
Lưu ý:
- Nếu bệnh vảy nến đã phát triển nặng và khó điều trị, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị vảy nến kết hợp giữa các loại thuốc đông y, tây y và liệu pháp quang hóa trị liệu (sử dụng tia PUVA) để điều trị bệnh hiệu quả.
- Nếu người bệnh sử dụng thuốc corticosteroid để điều trị vảy nến mà sau khi ngừng dùng thuốc tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn thì cần đến gặp bác sĩ ngay để bác sĩ điều trị cho bạn theo phương pháp khác.
- Cần phải kiểm tra lại những thương tổn dưới da của bạn trong trường hợp các tổn thương da của bạn không phản ứng lại với bất kỳ cách điều trị nào.
Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề bệnh vảy nến nên ăn gì hay bệnh vảy nến nên kiêng ăn gì, hãy liên lạc với chuyên gia của phòng khám da liễu Đông Phương để được giải đáp. Mọi chi tiết liên hệ qua số điện thoại 0983 000 497