Bạch biến là bệnh rất dễ nhận ra với những khoảng da bị mất sắc tố. Tuy nhiên những dấu hiệu bạch biến dễ bị nhầm lẫn với lang ben và bạch tạng. Vậy cách nhận biết chính xác dấu hiệu bệnh bạch biến là gì?
Xem thêm: Phân biệt bạch biến và lang ben
Bạch biến là gì?
Bạch biến là bệnh mạn tính xuất hiện những khoảng da trắng hoặc nhạt màu hơn so với các vùng da khác do sự khuyết thiếu hoặc mất đi các tế bào hắc sắc tố trên da. Đây là bệnh da liễu lành tính không nguy hiểm tới sức khỏe, chỉ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, trong nhiều trường hợp bệnh bạch biến không cần điều trị.
Ở Việt Nam chưa có thống kê chính xác về tỉ lệ mắc bệnh bạch biến, tuy nhiên bạch biến có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào không phân biệt giới tính hay vị trí địa lý. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 10-30, có đến gần 50% số người phát hiện bị bạch biến dưới 20 tuổi.
bệnh ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và tâm lý của người bệnh do sự thiếu hiểu biết của cộng đồng với bạch biến, lo lắng không biết bạch biến có lây không, sợ bị lây và xa lánh người bị bạch biến.
Nguyên nhân bạch biến cho đến nay vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên thực tiễn cho thấy bệnh bạch biến có tính chất gia đình. Có khoảng 30% số bệnh nhân cho biết trong gia đình họ có người bị bạch biến. Biểu hiện bạch biến được quy định bởi gen trội trên nhiễm sắc thể thường với sự xâm nhập không hoàn toàn và biểu hiện thay đổi.
Nhiều trường hợp có biểu hiện của bệnh bạch biến là do mắc phải. Một số bệnh nhân của kháng thể kháng melanin, có khoảng 30% cùng với hiện tượng bạch biến còn có kháng thể miễn dịch khác hoặc các bệnh lý tự miễn. Tuy nhiên mối quan hệ này chưa được khẳng định chắc chắn, mang yếu tố ngẫu nhiên.
Nhận biết dấu hiệu bệnh bạch biến
Dấu hiệu bệnh bạch biến đặc trưng bởi những vùng da bị mất sắc tố xen kẽ, thường có ranh giới rõ rệt và có tính đối xứng. Sự mất sắc tố thường là khu trú, phân bố rải rác một vài điểm hoặc đoạn cơ thể. Đôi khi xuất hiện bạch biến thể lan tỏa, vùng da sáng màu chiếm gần hết diện tích bề mặt da.
Biểu hiện bệnh bạch biến thường thấy nhất là ở trên mặt, quanh các hốc tự nhiên nhiên của cơ thể như mắt, mũi, miệng, tai…. các đầu chi (ngón tay, ngón chân), mu bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, gót chân, mắt má, đầu gối, quanh các nếp gấp da như nách, bẹn, vùng kín, rốn, vú.
Da trên vùng có dấu hiệu bạch biến vẫn bình thường, không bị teo, không có vảy, không có cảm giác ngứa ngáy hay đau rát, tê dại. Lông hoặc tóc trên vùng da bị bạch biến cũng chuyển thành màu trắng.
Chẩn đoán bệnh bạch biến
Triệu chứng của bệnh bạch biến thường rất rõ ràng khi khám và càng rõ ràng hơn với những người da tối màu. Các vùng da bị giảm sắc tố được làm nổi bật dưới ánh sáng wood(365nm) với hình ảnh vùng da bạch biến có màu như phấn trắng.
Thực hiện các chẩn đoán phân biệt đặc điểm của bệnh bạch biến gồm giảm sắc tố sau viêm. lốm đốm sắc tố, mophea, bệnh phong, vảy phấn trắng, lichen xơ teo, giảm sắc tố do hóa chất và giảm sắc tố trong u tế bào hắc sắc tố.
Thông thường để chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ không chỉ định bạch biến cần xét nghiệm gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù không có cơ sở, hướng dẫn dựa trên các bằng chứng y học, các bác sĩ vẫn thực hiện xét nghiệm máu phát hiện bạch biến. Công thức máu toàn bộ, đường huyết, chức năng tuyến giáp và kháng thể peroxidase kháng giáp xét nghiệm bạch biến như thế nào.
Một cách khác để chẩn đoán dấu hiệu bạch biến, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sinh thiết da tại vùng mất sắc tố để nghiên cứu nguyên nhân mất hắc sắc tố ở những vùng da này có phải là do bạch biến hay không.
Quá trình phát triển của các triệu chứng da bạch biến
Hầu như không thể dự đoán được sự tiến triển của bệnh. Các dấu hiệu của bệnh bạch biến xuất hiện đột ngột ở bất cứ vị trí nào của cơ thể không báo trước. Trong giai đoạn phát triển, dưới tác động của các nhân tố thúc đẩy, triệu chứng bệnh bạch biến có thể phát triển rất nhanh. Xuất hiện thêm các vùng da bị hắc sắc tố mới, những vùng gần nhau có xu hướng liên kết thành mảng rộng hơn, diện tích vùng da bị bạch biến tăng lên đáng kể trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp dấu hiệu bệnh bạch biến không hề có thay đổi về kích thước, số lượng trong khoảng thời gian dài đến vài năm. Đây được gọi là giai đoạn ổn định của bệnh bạch biến.
Một số ít trường hợp hiếm gặp hơn, các dấu hiệu bệnh bạch biến có chuyển biến dần dần thu hẹp lại. Các mảng da bị bạch biến lớn tự khu trú lại thành các đốm nhỏ hơn mà không cần điều trị.
Thông thường, bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt tiến triển nặng hơn, tổn thương nhận thấy thường nghiêm trọng hơn vào mùa hè và giảm nhẹ vào mùa đông.
Bệnh phân bổ phổ biến ở người trẻ, trong độ tuổi từ 10-30. Có đến 50% người xuất hiện dấu hiệu bạch biến lần đầu tiên dưới 20 tuổi. Bệnh nhân càng trẻ càng có khả năng điều trị khỏi bệnh cao hơn. Bệnh nhân lớn tuổi, thời gian mắc bệnh dài và kết quả đáp ứng điều trị kém hơn.
Đối tượng nguy cơ xuất hiện dấu hiệu bệnh bạch biến
Những người có khả năng cao xuất hiện triệu chứng bệnh bạch biến là những người:
– Có mối liên hệ gia đình với bệnh nhân bạch biến,
– Những người mắc các bệnh tự miễn khác
– Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, ánh nắng gay gắt trực tiếp, cháy nắng
– Những người gặp sang chấn tâm lý nghiêm trọng hoặc căng thẳng thần kinh trong thời gian dài.
Nếu bạn phát hiện một số dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị bạch biến, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám hoặc liên hệ hotline 0983.000.497 để được hỗ trợ tư vấn.
Phòng khám da liễu Đông Phương chúc bạn nhiều sức khỏe!