Viêm da cơ địa là bệnh thường gặp nhưng dễ xảy ra nhiều nhất với trẻ em, có diễn tiến phức tạp, dai dẳng, khó kiểm soát. Việc tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản về bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa được nguy cơ bệnh tái phát đồng thời biết cách xử trí khi mắc bệnh.
Viêm da cơ địa là gì?
Bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là Atopic Dermatitis. Đây là một loại viêm nhiễm của da gây nên ngứa ngáy, tồn tại những nốt đỏ sưng tấy và gây nứt nẻ da. Lâu dần, vùng da bị tổn thương sẽ trở nên dày hơn. Bệnh thường khởi phát nhiều ở trẻ nhỏ và có mức độ nặng nhẹ của bé bị viêm da cơ địa sẽ thay đổi khác nhau qua từng năm. Việc gãi ngứa sẽ khiến bệnh càng lan rộng và tăng nguy cơ bội nhiễm da.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Chưa xác định được chính xác nguyên nhân viêm da cơ địa, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh có liên quan đến di truyền, hệ thống miễn dịch rối loạn chức năng, tác động của môi trường, khả năng thẩm thấu của da…
Yếu tố di truyền, gen
Nếu sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ bị dị ứng hay đã từng bị viêm da cơ địa thì khả năng bạn bị mắc căn bệnh này cao hơn những người bình thường. Mặt khác cũng đã có phát hiện cho thấy những đột biến ở gen khiến lượng filaggrin tăng nhanh và làm tăng nguy cơ mắc viêm da.
Môi trường sống
Những người sống trong môi trường thiếu vệ sinh, chứa nhiều chất gây dị ứng sẽ có hệ thống miễn dịch mạnh hơn so với người sống ở môi trường hiện đại, vệ sinh tốt hơn nên trẻ em ở thành phố có nguy cơ mắc viêm da cơ địa lớn hơn trẻ vùng ngoại ô hay nông thôn. Thêm vào đó, sống trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng góp phần khiến cho viêm da cơ địa bùng phát.
Ngoài ra. các yếu tố dễ gây kích ứng như hóa chất tẩy rửa, áo len, khói bụi, thuốc lá… cũng có thể làm da bị kích thích và mắc bệnh. Thực hiện chế độ ăn thiếu khoa học như ăn uống quá nhiều thực phẩm gây nóng trong, chất kích thích cũng khiến hệ thống bài tiết qua da bị rối loạn và tăng tăng nguy cơ viêm da cơ địa. Các yếu tố về thời tiết, khí hậu cũng khiến cho làn da của một số người bị giảm chức năng hàng rào bảo vệ, dễ bị mất nước, gây khô da và hình thành bệnh.
Làm cách nào để nhận biết viêm da cơ địa?
Thông thường có 4 tiêu chuẩn chính để nhận biết bạn bị viêm da cơ địa đó là ngứa da, viêm da mạn tính và hay tái phát với vị trí thương tổn điển hình; tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng.
Giai đoạn cấp tính
Triệu chứng của bệnh khá nhẹ, chủ yếu là các tổn thương ngoài da và kèm theo các biểu hiện như ngứa, mẩn đỏ nổi sẩn trên da. Ngoài ra còn có hiện tượng mụn nước ngay trên vùng da ngứa ban đầu, nếu mụn vỡ ra có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Nặng hơn, da sẽ phù nề, tiết dịch và khi dịch khô sẽ đóng vảy màu vàng.
Giai đoạn mãn tính
Viêm da cơ địa cấp tính kéo dài sẽ chuyển sang mãn tính. Triệu chứng viêm da cơ địa ở giai đoạn này tuy không khác nhiều so với giai đoạn trước nhưng chúng thường nghiêm trọng hơn. Tình trạng ngứa ngày càng gia tăng và có thể lan ra các vùng da xung quanh, khiến da dày lên. Người mắc bệnh nặng tổn thương sẽ không chỉ ở lòng bàn tay hay bàn chân mà có thể lan ra toàn cơ thể. Gãi hoặc chà xát mạnh khiến mụn nước vỡ và tổn thương lan rộng, khó điều trị.
Ngoài ra, người mắc viêm da còn có thể bị thêm một số bệnh khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, hen… và người bệnh có thể bị sốt, cảm thấy mệt mỏi….
Điều trị bệnh viêm da cơ địa như thế nào?
Các biện pháp trị viêm da cơ địa hiện nay đều nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Thuốc trị viêm da cơ địa thường là thuốc bôi chứa chất kháng viêm với tác dụng kiểm soát mức độ bệnh và là một trong những loại thuốc phổ biến đang được sử dụng. Trong trường hợp bệnh nặng, đã áp dụng thuốc dưỡng ẩm và thuốc bôi nhưng không đạt được hiệu quả thì có thể sử dụng phác đồ điều trị bằng các chất ức chế miễn dịch do bác sỹ chuyên khoa chỉ định. Bên cạnh đó, thuốc chống trầm cảm cũng có thể được dùng nhằm giảm thiểu sự ngứa ngáy khó chịu tại vùng da bị viêm.
Điều trị bằng tia cực tím
Phương pháp này khá hiện đại nhưng sử dụng một mình mà không kết hợp cùng với các phương pháp khác có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư da nên cần được cân nhắc về việc thực hiện. Nhờ có sự tiếp xúc với bức xạ tia cực tím nên phương pháp có tác dụng điều hòa miễn dịch cục bộ trên các mô bị ảnh hưởng. Cường độ chính xác của tia cực tím sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ tăng hiệu quả cách trị viêm da có thể kể đến:
Lối sống
Thường xuyên dưỡng ẩm da sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô rát da và giảm việc phải sử dụng thuốc kháng sinh, tăng cường khả năng hấp thụ nước và làm nhẹ đi các triệu chứng bệnh. Người bệnh cũng nên tắm trong phòng ấm và nên tắm với nước muối để giữ ẩm cho da. Hạn chế sử dụng áo len, tránh tiếp xúc với hóa chất hay chất tẩy rửa để tránh gây kích ứng da.
Chế độ ăn uống
Cung cấp Vitamin D là giải pháp tuyệt vời đối với người bị viêm da. Probiotics có trong sữa chua cũng đem lại những tác động tích cực cho tình trạng bệnh bởi nó làm giảm khoảng 20% tỉ lệ mắc viêm da cơ địa nên việc tăng cường sữa chua vào thực đơn hàng ngày là việc nên làm. Không những thế, chế độ ăn chứa gluten như ngũ cốc, lúa mì sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm da và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần được giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0983.000.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Đa Khoa Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!