X
livechat
Tìm kiếm [x]

Nấm da đầu là gì

Nấm da đầu là căn bệnh gây nên những tổn thương trên da đầu nhưng không phải ai cũng nhận biết và kịp thời điều trị. Tìm hiểu về bệnh nấm da đầu qua những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.

Nấm da đầu là gì?

Bệnh nấm da đầu là một hiện tượng viêm nhiễm dưới chân tóc với các dấu hiệu đặc trưng là những mảng màu trắng đóng vảy trên da đầu. Bệnh có thế lấy lan qua tiếp xúc với tế bào trên da đầu hoặc sử dụng chung vật dụng có nhiễm nấm của người bệnh.

Nâm da đầu

Nâm da đầu với nhiều khó chịu

Rất nhiều người nhầm lẫn nấm da đầu với hiện tượng gàu nên chủ quan không đi khám và điều trị kịp thời, mãi tới khi tóc rụng thành mảng rộng trên da mới điều trị bệnh khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian.

Phân loại nấm da đầu

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, nấm da đầu được chia thành 2 dạng chủ yếu:

Nấm da đầu do nấm Trichophyton

Dấu hiệu khởi phát của bệnh là những nốt sần nhỏ nằm rải rác trên da đầu. Quan sát nền tổn thương nhận thấy các mảng vẩy mỏng, do nhiễm nấm nên có hiện tượng tóc lành xen kẽ tóc bị cụt gần gốc. Tại vùng bị nấm các mảng vảy da bị bong ra khiến da đầu xuất hiện tình trạng hói từng đám tạm thời. Không những thế, nấm còn có thể xuất hiện ở các vùng khác như mông, bẹn, móng khiến người bệnh luôn thấy ngứa ngáy.

Nấm tóc hột do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli

Quan sát dọc theo thân tóc, khoảng 2 – 3cm tính từ gốc tóc sẽ nhận thấy những hạt tròn có kích thước gần bằng hạt kê tương đối mềm, có màu đen hoặc nâu, cầm và tuốt ra được giống trứng chấy. Do nấm chỉ phát triển ở thân tóc nên bệnh không gây rụng tóc mà chỉ khiến người bệnh hơi ngứa và khó chịu.

Muốn chẩn đoán nấm da đầu thuộc dạng nào cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết như lấy mảng vẩy da đầu hoặc chất bám trên tóc tiến hành soi tươi. Đôi khi có thể nuôi cấy trong môi trường đạm thạch để chẩn đoán chính xác hơn loại nấm từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Những triệu chứng thường thấy của nấm đầu

Da đầu có nhiều gàu:

Vì đây là dấu hiệu bình thường và không đặc trưng nên nhiều người thường bỏ qua. Tuy nhiên, bạn có thể chú ý tới hiện tượng gàu ướt bởi đây được xem là tình trạng nhiễm nấm vì vi nấm khiến cho da đầu tiết ra bã nhờn nhiều hơn mức bình thường.

Ngứa và nổi mụn trên da đầu:

Đây là triệu chứng nấm da đầu kế tiếp với việc xuất hiện gàu. Cơn ngứa làm người bệnh luôn bứt rứt khó chịu mặc dù vừa mới gội đầu xong. Đi kèm triệu chứng này là tình trạng da nổi mụn đỏ, có vững dày ở vùng da bị tổn thương. Dấu hiệu này tương đối dễ nhận biết.

Rụng tóc:

Triệu chứng này xuất hiện tương đối muộn và thường khoảng sau 20 ngày hoặc 1 tháng sau khi nhiễm nấm.Lúc đầu tóc rụng ít, về sau lượng tóc rụng ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, khi gội đầu hoặc chải tóc sẽ rụng rất nhiều tóc.

Rụng tóc từng mảng:

Bệnh đến giai đoạn nặng khiến cho rụng tóc từng mảng trên da và làm xuất hiện tình trạng hói tạm thời với những đám tròn hay bầu dục với đường kính 2 – 5 cm gây mất thẩm mỹ nên khiến người bệnh thiếu tự tin.

Điều trị nấm da đầu

Phương pháp điều trị nấm da đầu chủ yếu được dùng hiện nay là dùng thuốc khắc phục trực tiếp. Điều trị nấm da đầu mất rất nhiều thời gian nên đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì thì mới có thể khỏi bệnh. Do viêm nhiễm dưới chân tóc khiến việc dùng thuốc bôi khó điều trị triệt để sâu chân tóc nên giai đoạn điều trị ban đầu sẽ vô cùng khó khăn.

Bôi thuốc điều trị nấm da đầu

Bôi thuốc điều trị nấm da đầu

Grisefulvin được xem là loại thuốc đặc trị nấm da đầu bởi chứa hoạt chất có tác dụng diệt nấm rõ rệt. Thuốc gồm dạng viên nén và dung dịch, dùng 1 – 2 lần một ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và tốt nhất nên dùng liên tục trong 4 tuần.

Muốn ngăn chặn sự lây lan của bệnh nấm da đầu bạn cần:

  • Cách ly vùng bị nấm nhằm tránh lây lan sang các vùng da đầu và vùng da khác ở cơ thể.
  • Tránh để tóc ẩm ướt và bết dính vì đó chính là điều kiện cho vi nấm sinh sôi. Bạn nên giữ cho da đầu luôn  khô thoáng sạch sẽ.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ gối, chăn ga, đệm, mũ bảo hiểm, khăn để tiêu diệt vi nấm và tránh trường hợp bệnh tái phát.
  • Không dùng chung đồ với người khác đề phòng ngừa khả năng lây bệnh.
  • Không gãi đầu bằng tay bởi việc làm này khiến da đầu dễ bị tổn thương và trầy xước, làm cho bệnh nặng thêm.
  • Khi bị nhiễm nấm da đầu, tuyệt đối không sử dụng gel vuốt tóc hay không được nhuộm tóc bởi hóa chất từ những việc làm này khiến da đầu tổn thương.
  • Dừng sử dụng dầu gội và dầu xả nhiều hóa chất, chứa chất tạo bọt trong quá trình điều trị nấm da đầu bởi chúng khiến da đầu ngày càng mỏng đi, đỏ và rát hơn, cảm giác ngứa ngáy gia tăng.

Do nấm da đầu có khả năng lây lan nhanh nên khi có những dấu hiệu của bệnh bạn nên khám và điều trị nhanh chóng đồng thời kiên trì tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có được kết quả chữa trị tốt nhất.

Với đội ngũ bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm, đã từng chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc nấm da đầu, Phòng khám da liễu Đông Phương đã khẳng định được niềm tin đối với nhiều bệnh nhân và trở thành một trong những phòng khám da liễu hàng đầu tại khu vực Hà Nội. Đến với Đông Phương, bạn sẽ thoát khỏi những rắc rối do bệnh nấm da đầu gây nên.

Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần được giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được tư vấn.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC