Dấu hiệu nổi mề đay điển hình là da nổi sần, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh thường bùng phát vào thời điểm giao mùa hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh. Nổi mề đay không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Nhận biết dấu hiệu nổi mề đay để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.
Dấu hiệu chung khi nổi mề đay
Dấu hiệu nổi mề đay dễ nhận biết bởi nó thường xuất hiện những điểm đặc trưng. Bạn đã mắc phải chứng bệnh này khi cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng sau đây:
Ngứa trên da
Ngứa là triệu chứng đầu tiên của bệnh và người nào cũng phải trả qua. Ngoài triệu chứng ngứa còn kèm theo cảm giác nóng rát, vô cùng khó chịu. Người bệnh gãi nhiều làm xước da và gây tổn thương trên da. Dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng hơn, kéo dài và có thể gây mủ bội nhiễm.
Ngứa phát ban
Triệu chứng này chỉ thường kéo dài nửa giờ. Có thể xuất hiện khi tiếp xúc với lạnh. Tại vị trí bạn tiếp xúc với đồ vật lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng sưng tấy. Chẳng hạn như tay bạn sẽ bị sưng khi cầm đồ vật lạnh hay khi ăn đồ lạnh môi sẽ bị sưng.
Xuất hiện các nốt sẩn
Có hình dạng tròn hoặc không đều, kích thước từ vài mm đến vài cm. Có thể gây phù thành mảng lớn. Diện tích vùng nổi sẩn có thể ở một vùng hoặc khắp cơ thể. Đặc điểm của nốt sẩn là phía ngoài có màu hồng. Vùng trung tâm có màu trắng, khi ấn vào có cảm giác căng. Nếu không gãi sau một thời gian sẽ lặn và không để lại tổn thương trên da.
Biến chứng của bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng khi bị nổi mề đay ở niêm mạc đường hô hấp. Có thể gây khó thở, phù ở lưỡi, thanh quản, gây suy hô hấp, cần cấp cứu kịp thời.
Với những dấu hiệu nổi mề đay trên, bạn có thể dễ dàng nhận biết được bệnh. Sớm đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời
Dấu hiệu nổi mề đay theo từng loại
Dựa vào những tiêu chí khác nhau, người ta cũng có các phân loại bệnh khác nhau với những dấu hiệu nổi mề đay riêng biệt. Dưới đây là 2 cách phân loại bệnh thường được sử dụng:
Dựa trên thời gian bị mẩn ngứa:
Nổi mề đay cấp tính
- Xuất hiện các nốt sần đỏ, vùng da xung quanh những nốt sẩn đó đỏ thành từng vầng.
- Xung quanh vùng da bị tấy đỏ có cảm giác nóng rát, đau như kim châm.
- Xuất hiện hiện tượng vạch da đồ. Xuất hiện một đường sẩn phù, đỏ ngứa xảy ra sau vài phút khi vạch nhẹ trên da.
- Ngoài những triệu chứng trên còn có thể kèm theo phù Quincke. Triệu chứng này thường mất đi không để lại di chứng.
- Có thể kèm theo các triệu chứng như nôn, buồn nôn, tức ngực, khó thở. Hạ huyết áp, ngứa nhiều toàn thân, co thắt phế quản với 1 số bệnh nhân thể nặng.
Nổi mề đay mạn tính
- Xuất hiện sẩn phù với kích thước đa dạng, có thể nhỏ bằng đầu tăm hoặc thành mảng to.
- Kèm theo hiện tượng phù mạch với triệu chứng sưng nề môi, mắt, khó thở hoặc nuốt nghẹn.
- Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, nóng ran cơ thể. Nổi mẩn với diện tích ban đầu nhỏ sau đó lan dần thành mảng lớn.
- Táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc đau dạ dày, đau đầu. Tiểu vàng và cáu gắt là những dấu hiệu nổi mề đay khi bệnh nhân đã bị biến chứng.
- Sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, sốc phản vệ là những triệu chứng toàn thân có thể xuất hiện.
Dựa trên mức độ bệnh:
Mề đay thông thường
Xuất hiện sẩn phù có màu hồng ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Có thể xuất hiện đột ngột và rầm rộ, hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người, ngứa dữ dội. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất không để lại dấu vết nào trên da.
Phù mạch (còn gọi là phù Quincke)
Có thể kèm theo triệu chứng nổi mề đay hoặc không. Dấu hiệu điển hình của hiện tượng này là đột ngột nổi ban làm sưng to cả một vùng. Cảm giác căng tức nhiều hơn là ngứa. Nổi ban có thể làm sưng ở các vị trí như mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc,…). Hiện tượng này có thể gây suy hô hấp nếu bị phù ở lưỡi, thanh quản và hầu. Cần điều trị ngay.
Da vẽ nổi
Sau vài phút khi dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng trên bề mặt da. Da vẽ nổi còn được gọi là dấu hiệu nổi mề đay giả.
Ngoài ra, các dấu hiệu như sẩn nhỏ, sẩn – mụn nước hay xuất huyết là những dạng khác của bệnh nổi mề đay.
Cách phòng tránh bệnh mề đay khi giao mùa
- Để có thể làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể để chống lại các bệnh dị ứng, mề đay. Bạn nên uống nước đầy đủ, dùng nước ép trái cây thường xuyên sẽ rất tốt cho cơ thể.
- Tránh sử dụng các loại chất kích thích như hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chè, cà phê… . Và tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa hay nguồn nước bẩn…
- Tăng cường sức khỏe bằng cách tập thể thao đều đặn. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh có chứa nhiều vitamin.
- Để tình trạng bệnh không trở lên nặng hơn, người bệnh mề đay nên tránh tiếp xúc với môi trường quá lạnh hoặc quá nóng. Hạn chế sử dụng nước lạnh khi tắm.
- Có thể sử dụng một số loại thuốc như histamin, loratadine,… để tạm thời giảm bớt triệu chứng ngứa. Tránh gây tâm lý căng thẳng, lo âu cho người bệnh sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Các loại thuốc này chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn vì có nhiều tác dụng phụ. Tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả dứt điểm.
Tổng kết
Dấu hiệu nổi mề đay không hề khó để nhận biết, vì vậy người bệnh nên chú ý để phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Nếu có thắc mắc về bệnh nổi về đay hay bất kỳ bệnh lý nào khác, bạn có thể liên lạc với chuyên gia của phòng khám da liễu Đông Phương qua số 0983 000 497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ để được hỗ trợ.
Facebook: Phòng khám Đa Khoa Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!