X
livechat
Tìm kiếm [x]

Làm gì khi bị nổi mề đay

Làm gì khi bị nổi mề đay? Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng của bệnh, nếu để bệnh phát triển trong thời gian dài sẽ rất khó đối phó.

Nổi mề đay mang đến những dấu hiệu rõ rệt như nhiều nốt mẩn đỏ mọc thành cụm hay các vết sẩn phàu màu hồng kích thước lớn trên da, chúng khiến người bệnh cảm thấy rất ngứa và khó chịu. Làm gì khi bị nổi mề đay? Lời khuyên cho những người bệnh mề đay sẽ có trong bài viết dưới đây.

Làm gì khi bị nổi mề đay?

Khi bị nổi mề đay bạn không cần phải hoảng hốt vì không biết cần làm gì khi bị nổi mề đay. Hãy bình tĩnh và ghi nhớ những lới khuyên áp dụng cho cả trường hợp bệnh mề đay cấp và mãn tính sau đây:

Hạn chế bổ sung chất đạm khi bị nổi mề đay:

Căn nguyên phát sinh các triệu chứng nổi mề đay có thể ở trong thành phần đạm dồi dào có trong các loại thịt quen thuộc như thịt bò, thịt gà, trứng, cua, tôm,… Thịt động vật dễ có nhiều protein lạ khiến hệ miễn dịch khó nhận diện, nếu cơ thể không thể dung nạp sẽ dần đến giải phóng chất gây dị ứng mặc dù chất đạm đặc biệt cần thiết cho cơ thể.

Cẩn trọng trong việc dùng thuốc trị mề đay:

Mua thuốc bôi hay thuốc uống là suy nghĩ đầu tiên của nhiều người khi phát hiện bị nổi mề đay nhưng người bệnh không nên tự ý dùng thuốc như vậy. Bởi vì thuốc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe của chúng ta mặc dù không thể phủ nhận rằng thuốc sẽ giúp cắt ngay cơn ngứa, khiến các biểu hiện bệnh rút lui nhanh chóng. Vì vậy, tự ý mua thuốc để dùng không phải là việc chúng ta cần làm gì khi bị nổi mề đay.

Không nên lợi dụng thuốc để chữa bệnh mề đay

Không nên lợi dụng thuốc để chữa bệnh mề đay

Trước hết, tác nhân gây nổi mề đay bao gồm cả những loại thuốc mà chúng ta sử dụng. Vì vậy, nếu chúng ta tự ý sử dụng thuốc có thể sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, hơn nữa thuốc còn có thể gây gây nóng trong người, hại gan, hại thận,… Việc cần làm gì khi nổi mề đay trước tiên là phải xác định nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ nó và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cần tránh xa món ăn mặn, cay nóng, thức uống có cồn:

Làn da sẽ càng thâm khô, bong tróc và ngứa ngáy hơn bởi ượng muối quá cao trong thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước cho cơ thể (muối hút nước rất tốt). Các tác nhân làm nặng hơn các triệu chứng dị ứng nổi mề đay là những món ăn có nhiều vị cay nóng hoặc các nước uống có cồn, chất thích thích, gây nghiện vì vậy bạn cũng cần loại bỏ tạm thời chúng.

Tăng cường vận động cơ thể:

Chắc bạn băn khoăn không biết bệnh nổi mề đay mẩn ngứa có liên quan gì đến vận động phải không? Vận động giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hoạt động gan thận, loại bỏ chất độc trong cơ thể hiệu quả hơn đồng thời ngăn chặn những ảnh hưởng xấu bên ngoài, nếu hoạt động chân tay mỗi ngày phù hợp bạn sẽ thấy rõ cơ thể cường tráng hơn rất nhiều, sức đề kháng tăng lên giúp chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh.

Những nơi sạch sẽ, thoáng khí là nơi lý tưởng đển người bệnh tập luyện. Việc bổ sung nước cũng rất cần thiết vì nước cũng giúp loại bỏ độc tố dưới da và cung cấp độ ẩm cho da.

Giúp cơ thể giải độc, giải nhiệt:

Nổi mề đay, mụn nhọt, mụn ngứa là một trong những biểu hiện của chứng nóng trong người, bị nhiễm độc. Có thể dễ dàng dùng thực phẩm để cải thiện nếu tình trạng nhiễm độc, nóng trong không quá nghiêm trọng. Khổ qua, bí đao, đậu hũ hoặc củ cải trắng,… là những thực phẩm sau nên tăng cường bổ sung trong thời gian bị bệnh.

Ăn uống hợp lý:

Bạn có thể bù đắp lượng thiếu hụt đạm nhờ thực vật khi phải hạn chế chất đạm từ một số nguồn thịt động vật. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu protein và khá lành tính như các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đỗ,…nhưng cũng nên ăn ở mức vừa phải để kiểm chứng.

Để tăng sức kháng của cơ thể đồng thời giúp phục hồi những tổn thương dị ứng da nhanh hơn, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nổi mề đay nên thường xuyên ăn rau củ quả giàu vitamin.

[el5952f9f63cb90]

Bị nổi mề đay do thời tiết

Bệnh mề đay thường xuất hiện lúc thời tiết thay đổi đột ngột, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Khi những triệu chứng bệnh mề đay mới xuất hiện, mỗi ngày 2 lần bạn có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da xuất hiện triệu chứng của bệnh, để trong khoảng 20 phút, áp dụng đến khi nào triệu chứng của bệnh biến mất.

Hoặc bạn có thể dùng cách khác để chữa nổi mề đay như dùng 1-2 chén trà xanh mỗi ngày thêm với chút mật ong.

Một phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng, nổi mề đay là dùng nước hoa quả. Có thể trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột hoặc uống 500ml nước cà rốt mỗi ngày.

Nên tránh hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn trong quá trình điều trị.

Bị nổi mề đay do mỹ phẩm

Khuôn mặt là nơi thường xuất hiện triệu chứng nổi mề đay do mỹ phẩm. Việc bạn cần làm khi nghi ngờ bị nổi mề đay do mỹ phẩm là tìm ra loại mỹ phẩm khiến bạn bị dị ứng, nổi mề đay và ngưng sử dụng ngay. Nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm khi đã ngưng sử dụng loại mỹ phẩm đó thì trừ son môi, mỹ phẩm trang điểm mắt, phấn rôm cần ngưng tất cả các loại mỹ phẩm mà bạn đang dùng.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề làm gì khi bị nổi mề đay? hay khi bạn đã thực hiện những lời khuyên trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì hãy liên lạc với chuyên gia tư vấn của phòng khám da liễu Đông Phương qua hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC