Mẩn ngứa nổi mề đay là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết dưới đây để bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh. Nhằm phòng tránh hay điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh ngứa nổi mề đay là gì?
Bệnh ngứa nổi mề đay là bệnh xảy ra do sự gia tăng của chất trung gian hóa học histamin. Bởi tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch phản ứng với các dị nguyên từ bên ngoài dẫn đến.
Ngứa, nổi mẩn đỏ là biểu hiện làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của người bệnh. Người ta chia bệnh ra làm 2 loại chính dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Mề đay cấp tính: Bệnh đột ngột xuất hiện khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Không kéo dài mà chỉ sau 3-5 tiếng thì khỏi. Do tiếp xúc với thức ăn, thời tiết… trẻ nhỏ thường hay gặp phải tình trạng này.
- Mề đay mãn tính: Ở những người có cơ địa cực kì nhạy cảm thường gặp trường hợp này. Những triệu chứng ngứa, nổi mẩn xuất hiện kéo dài đến vài ngày khi tiếp xúc với dị nguyên. Người bệnh có thể bị choáng váng hoặc ngất xỉu vì huyết áp tụt nhanh trong trường hợp nặng.
Mọi người không nên xem thường căn bệnh này. Mặc dù nó không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng có trường xuất hiện sốc phản vệ gây tử vong. Vì vậy, cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh cho tới giờ vẫn chưa thể tìm ra. Tuy nhiên, một số yếu tố có khả năng gây bệnh ngứa nổi mề đay cao được thống kê dưới đây:
- Do sức đề kháng yếu. Cơ địa chúng ta sẽ rất mẫn cảm dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công và gây bệnh khi sức đề kháng yếu.
- Do thời tiết. Cơ thể sẽ tự tạo ra các chất trung gian hóa học histamin làm nguy cơ nổi đỏ mẩn ngứa gia tăng. Vào thời điểm giao mùa hay khi chuyển từ nóng sang lạnh.
- Do thực phẩm. Tôm, sò, ốc, cua, ghẹ, cá, thịt bò, bơ, sữa, các loại thực phẩm cay nóng, bia rượu… . Là một số loại dễ gây dị ứng, nổi mề đay. Đây là yếu tố được cho là thường gặp nhất. Bạn nên chú ý tới chế độ ăn của mình để xác định xem đây có phải là nguyên nhân gây bệnh ngứa nổi mề đay hay không.
- Do thuốc tây. Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc gây mê, suy tim… . Là những loại thuốc tây cũng có các tác dụng phụ gây triệu chứng ngứa, nổi mề đay.
- Do yếu tố khác. Tâm lý, nhiễm virus, vi khuẩn…. có khả năng khiến bạn bị nổi mề đay
Dấu hiệu nhận biết bệnh ngứa nổi mề đay
Không khó nhận biết bệnh mề đay mẩn ngứa. Bởi bệnh thường có biểu hiện ra bên ngoài rất đặc trưng. Vẫn có những người bị nhầm sang các căn bệnh da liễu khác do không hiểu rõ về bệnh. Vì vậy, một số triệu chứng điển hình của bệnh ngứa nổi mề đay sau đây sẽ giúp bạn nhận biết căn bệnh này.
- Ngứa: biểu hiện đầu tiên của bệnh nổi mề đay ngứa là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Kèm theo nóng rát. Ngứa từ mức độ nhẹ đến dữ dội, càng về đêm càng ngứa nhiều. Người bệnh không chịu được sinh ra phản ứng gãi khiến da bị trầy xước. Vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào khiến da bị nhiễm trùng, bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Phù dưới da: tại vùng da bị nổi ngứa thường có kích thước không đều. Có đám lên tới vài cm khi hiện tượng phù dưới da xuất hiện. Có thể nổi ẩn hoặc hiện lên cao. Các đám nốt nổi ngứa này có thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi biến mất. Nhưng chúng lại xuất hiện bình thường trở lại nếu chỉ cần gãi ngứa.
Bệnh ngứa nổi mề đay có 2 dấu hiệu điển hình trên là thường thấy nhất của bệnh. Bạn nên hạn chế gãi ngứa gây tổn thương da và gây bội nhiễm da. Nên đi khám để biết cách điều trị bệnh hợp lý.
Điều trị bệnh ngứa khi nổi mề đay
Theo phương pháp Tây y:
Nên đưa người bệnh đi khám để nhanh chóng cắt giảm các cơn ngứa tức thì. Để tránh các tác dụng nặng nề hơn khi lại sử dụng thuốc có thành phần thuộc dị ứng của người bệnh. Với các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Phải xác định hạn chế tối đa trường hợp dị ứng với 1 thành phần nào đó của thuốc kháng sinh. Cần cân nhắc nếu bạn có ý định tiêm Corticoid (giảm ngứa ngay lập tức). Vì các tác dụng phụ rất nghiêm trọng của nó.
Lời khuyên từ chuyên gia: Bạn có thể uống các nhóm thuốc kháng Histamin tổng hợp. Như: Claritine 10mg x 1 viên/ngày hoặc Chlopheniramin 2mg x 2-4 viên / ngày.
Theo phương pháp Đông y:
Việc điều trị bằng thuốc Đông y là sự lựa chọn của nhiều người. Khi nghi ngại với các tác dụng phụ của thuốc tây. Và tính hiệu quả của thuốc khi không trị được bệnh dứt điểm.
- Bình can hoàn: Có công dụng bổ nhuận gan, giải độc, hóa ứ, thông mật, hoạt huyết. Bao gồm các vị thuốc Bách bộ, Diệp hạ châu, Ngải cứu, Xích đồng, Phòng phong, Xuyên khung, Cúc tần, …
- Giải độc hoàn: có tác dụng như một kháng sinh Đông y. Giúp tiêu viêm sưng, chống dị ứng da, giải độc, thanh nhiệt. Gồm các vị Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Bồ công anh, Kim ngân cành và một số vị thảo dược khác.
Điều trị ngứa nổi mề đay bằng thuốc đông y cần có sự kiên trì. Thuốc mới mang lại hiệu quả tối đa.
Nếu bạn muốn có một phương pháp vừa điều trị bệnh ngứa nổi mề đay nhanh lại hiệu quả dứt điểm hãy liên hệ với các chuyên gia phòng khám da liễu Đông Phương qua số ️0983 000 497 chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một phương pháp trị ngứa nổi mề đay đảm bảo khiến bạn hài lòng.