X
livechat
Tìm kiếm [x]

Điểm danh các dấu hiệu bị chàm, nhận biết sớm để điều trị hiệu quả

Thời điểm phát hiện dấu hiệu bị chàm da đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp điều trị, hiệu quả và chi phí. Tuy nhiên với mỗi loại bệnh chàm lại có những dấu hiệu khác nhau. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh chàm qua bài viết dưới đây:

Bệnh chàm là bệnh gì?

Bệnh chàm là một thuật ngữ y học. Nó được sử dụng dùng để gọi chung cho nhóm các bệnh viêm da. Biểu hiện chung của chàm là các vết ban đỏ, ngứa, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh chàm dễ thấy nhất ở mặt, khuỷu tay, tay, đầu gối.

Bệnh chàm không phân biệt giới tính, tuổi tác. Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Bệnh chàm ở trẻ có thể tự khỏi khi trẻ trưởng thành.

Các dấu hiệu bị chàm theo từng loại bệnh

Có nhiều loại bệnh chàm khác nhau với những biểu hiện của từng dạng bệnh cũng khác nhau. Trong bài viết này bác sĩ chia sẻ dấu hiệu của 4 dạng bệnh chàm phổ biến nhất.

Dấu hiệu bị chàm dị ứng

Bệnh chàm dị ứng là loại phổ biến nhất, chiếm tới 40% trong tổng số trường hợp bị chàm. Bệnh thường xuất hiện từ thời thơ ấu, đến tuổi trưởng thành sẽ thuyên giảm dần. Tuy nhiên đây là bệnh mạn tính theo người bệnh suốt đời.

Dau Hieu Bi Cham Di Ung

Dấu hiệu bệnh chàm dị ứng

Dấu hiệu của chàm dị ứng thường thấy như:

  • Da bị ngứa ở những vị trí bị chàm dị ứng
  • Xuất hiện phát ban ở nhiều vị trí trên cơ thể thường là khuỷu tay, chân, má hoặc đầu gối.
  • Vùng da bị bệnh có cảm giác dày lên, gồ cao thấy rõ
  • Khi người bệnh gãi do ngứa, rất dễ khiến vùng da bị chàm trầy xước, chảy nước và nhiễm trùng

Dấu hiệu bị chàm tiếp xúc

Bệnh chàm tiếp xúc thường bị nhầm lẫn với bệnh chàm dị ứng. Đây là bệnh biểu hiện khi da tiếp xúc với một tác nhân gây kích thích từ môi trường bên ngoài. Nguyên nhân có thể là do cơ địa mẫn cảm hoặc do tính chất kích thích của tác nhân quá mạnh.

Dấu hiệu bệnh chàm tiếp xúc thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên hãy chú ý đến những biểu hiện đặc trưng của bệnh sau:

  • Da có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát hoặc châm chích
  • Bề mặt da khô, xuất hiện các vết nứt
  • Da ửng đỏ, phát ban và gồ lên cao

Dấu hiệu bị chàm tổ đỉa

Dau Hieu Bi Cham To Dia

Dấu hiệu bị chàm tổ đỉa ở tay

Chàm tổ đỉa là loại bệnh dễ nhận biết với những đặc điểm đặc trưng như:

  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ ở lòng bàn y, cạnh các ngón tay ngón chân hoặc lòng bàn chân
  • Các mụn nước này có thể đỏ, bề mặt khô và nứt, bên trong chứa dịch lỏng, khó vỡ
  • Tại vùng da có mụn nước, người bệnh có cảm giác ngứa rát khó chịu. Đôi khi có cảm giác đau.
  • Người bệnh gãi hoặc làm vỡ các mụn nước, tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng

Dấu hiệu bị chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền được đặt tên theo triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên da xuất hiện những biểu hiện khác biệt:

  • Các mảng phát ban hình tròn, đồng xu ở cánh tay hoặc chân (Một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện tại các vị trí khác ngẫu nhiên trên cơ thể)
  • Các mảng da đỏ này có cảm giác ngứa ngáy, khi gãi xước rỉ nước trong.
  • Các mảng da bị chàm có thể màu đỏ, hồng hoặc nâu. Bên trên có vảy nhỏ

Làm gì khi xuất hiện dấu hiệu bị chàm?

Các dấu hiệu bệnh eczema (chàm) rất dễ bùng phát (lan rộng, phát triển nặng hơn). Người bệnh cần nhanh chóng được thăm khám và có phương pháp điều trị chàm phù hợp. Với mỗi loại bệnh chàm khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung bệnh chàm có thể được điều trị bằng các loại thuốc nội khoa, dạng bôi hoặc kết hợp cùng thuốc uống.

Bệnh chàm trong các giai đoạn phát triển khác nhau sẽ được chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau. Có thể phát hiện sớm triệu chứng bệnh giúp việc điều trị đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Hãy đi khám ngay khi bạn nghi ngờ những dấu hiệu trên da là chàm. Việc khám và điều trị sớm giúp bạn kiểm soát tốt hơn nguy cơ chàm bùng phát.

Han Che Tiep Xuc Voi Chat Tay Rưa

Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất mạnh khi bị chàm

Đồng thời, hãy lưu ý một số vấn đề chăm sóc da sau:

  • Hạn chế gãi tránh gây xước da gây nhiễm trùng tại vùng da bị chàm
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa mạnh, dễ gây kích ứng
  • Hạn chế căng thẳng thần kinh. Stress có thể làm tình trạng bệnh của bạn biểu hiện nghiêm trọng hơn
  • Hạn chế để vùng da bị chàm tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, quá nóng hay quá lạnh cũng ảnh hưởng đến bệnh chàm
  • Dưỡng ẩm thường xuyên nếu da bị khô
  • Thường xuyên làm vệ sinh và giữ vùng da bị bệnh sạch sẽ

Tổng kết

Trên đây là những dấu hiệu bị chàm dễ nhận biết và các kiến thức chăm sóc da. Hy vọng bạn có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị, hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh. Thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc liên quan vui lòng chat ngay. Bạn cũng có thể gọi đến hotline 0983 000 497 để trao đổi trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa.

Phòng khám Đông Phương luôn sẵn sàng cùng bạn chăm sóc sức khỏe!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC