Bệnh bạch biến ở trẻ em là loại bệnh da liễu đặc biệt. Đây là tình trạng rối loạn chức năng sản sinh hắc sắc tố mắc phải khiến da trẻ bị mất đi lượng melanin cần thiết. Với biểu hiện là các khoảng da bị mất hoặc nhạt màu hơn so với bình thường. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý trẻ. Cùng tìm hiểu về bệnh bạch biến ở trẻ và cách điều trị hiệu quả.
Bệnh bạch biến ở trẻ em là gì?
Bệnh bạch biến ở trẻ em là rối loạn sắc tố mắc phải. Các vùng da đột ngột bị mất đi các hắc sắc tố do cơ chế tự miễn dịch. rất ít trường hợp trẻ sơ sinh bị bạch biến từ khi mới sinh ra.
Trẻ bị bạch biến không phải bẩm sinh. Một nửa các trường hợp bị bạch biến từ trước năm 20 tuổi. Và 25% trong số đó xuất hiện lần đầu trước khi bước vào tuổi thứ 8. Chính vì thế, đối tượng bị bạch biến là trẻ em chiếm phần khá lớn trong tổng số người bị bạch biến.
Bệnh bạch biến hiện nay vẫn bị rất nhiều người kỳ thị do không biết bệnh bạch biến có lây không. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy trẻ bị bạch biến có liên quan mật thiết tới yếu tố di truyền. Tuy nhiên không có cách ngăn chặn cũng như dự đoán trước được ai là người tiếp theo bị bạch biến. Vì thế, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và can thiệp điều trị nếu cần.
Nhận biết bệnh bạch biến ở trẻ em với những dấu hiệu cơ bản
Dấu hiệu bé bị bạch biến rất dễ nhận thấy. Tuy nhiên, nó cũng có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với bạch tạng hoặc hắc lào. Dưới đây là một số dấu hiệu bạch biến ở trẻ em thường thấy:
- Xuất hiện đột ngột các đốm trắng rải rác trên da. Các đốm trắng này đa dạng về kích thước, hình dạng không cố định.
- Các mảng mất sắc tố xuất hiện đột ngột, có đường ranh giới rõ với vùng da lân cận không bị bạch biến.
- Trẻ có thể xuất hiện các đốm màu nâu hoặc đỏ sẫm trên vùng da bị tổn thương.
- Trên vùng da bị bạch biến, tóc hoặc lông cũng chuyển sang màu trắng.
- Các vùng da bị bạch biến thường có tính chất đối xứng 2 bên của cơ thể.
- Không có cảm giác ngứa hay đau rát, khó chịu tại vùng da bị tổn thương.
- Các vị trí bị bạch biến thường thấy ở tay, chân, cổ, lưng hoặc các hốc tự nhiên của cơ thể. không có tính chất lây lan, có thể đột ngột xuất hiện hoặc đột ngột biến mất.
- Trẻ bị bạch biến có xu hướng tóc bạc sớm hoặc mất màu môi
Trẻ bị bạch biến có nguy hiểm không?
Bạch biến ở trẻ nhỏ không phải là bệnh nguy hiểm. Đây là bệnh lý lành tính, các dấu hiệu bệnh bạch biến không ảnh hưởng đến sức khỏe. Dù vậy, dấu hiệu trẻ bị bạch biến gây ảnh hưởng lớn đến đời sống do yếu tố tâm lý. Trẻ luôn tự ti và có xu hướng khép mình khỏi xã hội bởi vì cảm giác mình trông có vẻ khác thường.
Bệnh bạch biến ở trẻ nhỏ trong trường hợp gây ra rào cản tâm lý, cha mẹ cần quan tâm hơn. Có thể cho trẻ tham gia các khóa học tâm lý nếu cần do tâm lý trẻ chưa ổn định.
Bệnh bạch biến ở trẻ nhỏ cơ bản là không nguy hiểm. Tuy nhiên, do mất đi các hắc sắc tố là cơ chế bảo vệ tự nhiên của da. Da dễ bị tổn thương từ ánh sáng mặt trời. Tăng nguy cơ bị tổn thương da vĩnh viễn hoặc ung thư da.
Cần thăm khám, theo dõi và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu nhận thấy có nguy cơ tổn thương da.
Cách điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em
Bệnh bạch biến ở trẻ em rất khó điều trị triệt để. Về nguyên tắc, vẫn có thể điều trị, tuy nhiên không mang lại hiệu quả khả quan.
Trong thực tế, các biện pháp được sử dụng để chữa bạch biến ở trẻ chỉ mang tính tham khảo, tạm thời. Một số cách điều trị bệnh bạch biến ở trẻ như:
Sử dụng thuốc trị bạch biến
Bác sĩ có thể chỉ định kem corticosteroid bôi ngoài da cho trẻ để khôi phục màu da ban đầu. Tuy nhiên phương pháp này cần rất nhiều thời gian và không chắc chắn mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Da có thể mỏng hơn, thấy rõ các mao mạch dưới da.
Nếu nhận thấy điều trị an toàn, có hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc đường uống hoặc tiêm.
Quang trị liệu
Là liệu pháp phổ biến nhất để điều trị bệnh bạch biến ở trẻ. Bác sĩ sử dụng ánh sáng UVA hoặc UVB bước sóng ngắn để chiếu lên vùng da bị bạch biến. Nó có tác dụng ngăn chặn quá trình tăng thêm các vùng da khác.
Trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phối hợp là psoralen. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả cao hơn nhưng khó thực hiện hơn.
Nuôi cấy tế bào hắc sắc tố
Đây là phương pháp chữa bạch biến phức tạp và đắt đỏ. Một phần da lành sẽ được lấy, tách các tế bào hắc sắc tố và nuôi cấy trong ống nghiệm. Sau đấy cấy ngược các tế bào hắc sắc tố này vào vùng da bị bạch biến
Ghép da từ các vùng da khỏe mạnh
Nếu các cách trị bạch biến ở trên không có hiệu quả, có thể cân nhắc đến phẫu thuật. Bác sĩ sẽ ghép da ở những vùng da khỏe mạnh đến các vùng da bị mất hắc sắc tố.
Cách này chỉ áp dụng với những vùng da nhỏ.
Kết quả điều trị trong các trường hợp là khác nhau. Không có phương pháp nào đảm bảo có thể chữa khỏi bệnh. Có thể phương pháp có hiệu quả với trẻ này nhưng không mang lại kết quả mong muốn cho trẻ khác.
Hầu hết các trường hợp bác sĩ không khuyến khích điều trị. Bệnh bạch biến ở trẻ được theo dõi, thực hiện các biện pháp bảo vệ da. Đến khi trưởng thành, bệnh bạch biến ổn định mới xem xét đến các phương pháp điều trị.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, cha mẹ sẽ có cái nhìn bao quát hơn về bạch biến ở trẻ. Từ đó có thêm kiến thức để chăm sóc cho con. Thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc vui lòng chat ngay hoặc gọi đến số hotline 0983.000.497. Bác sĩ chuyên khoa da liễu phòng khám Đông Phương luôn sẵn sàng giải đáp.