Cách chữa chàm sữa ở mặt phải làm sao là câu hỏi mà rất nhiều ông bố bà mẹ đã gửi đến cho các bác sĩ chuyên khoa da liễu của phòng khám da liễu Đông Phương. Bạn lo lắng khi con bị chàm sữa và không biết chàm sữa có chữa khỏi không rồi vội vàng tìm loạn cách điều trị. Vậy thì một lời khuyên cho các bậc làm cha làm mẹ là bệnh chàm ở trẻ sẽ giảm dần và có thể hết hẳn sau một vài năm khi bé lớn hơn.
Xem thêm:
Tổng quan bệnh chàm sữa ở trẻ
Chàm sữa (lác sữa) là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ, là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh sau 6 tháng tuổi, sẽ giảm dần và gần như khỏi hoàn toàn sau 3 tuổi. Trường hợp sau 3 tuổi mà bệnh của bé vẫn chưa hết hoặc bị tái phát thì có thể bệnh sẽ tiến triển sang chàm thể tạng.
Nguyên nhân bé bị chàm khá phức tạp và vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên có thể kể ra một số yếu tố thường gặp dẫn đến bệnh gồm:
- Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị hẹ suyễn, dị ứng, chàm thể tạng, mề đay, viêm mũi dị ứng… hoặc tiền căn cá nhân cũng có.
- Yếu tố môi trường: Do nấm mốc, bụi, lông chó mèo, thậm chí mạt, ve… có trong chăn gối, nệm, thảm, khăn trải giường….
- Yếu tố tiêu hóa: Bệnh cũng có thể liên quan đến những yếu tố như thức ăn, cách mẹ cho bú, rối loạn tiêu hóa….
Bênh thường khởi phát bởi những mẩn đỏ ở trên mặt, 2 bến má, có thể lan ra tứ chi và thân mình. Dần dần mẩn đỏ trở thành các mụn nước li ti đỏ, rịn nước, khi vỡ sẽ đóng mài và tróc vảy, thậm chí để lại vảy kết trên da mặt. Trường hợp bị nhiễm trùng còn có khả năng gây sẹo, ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ sau này của trẻ.
Do trẻ còn nhỏ, chưa kiểm soát được hành động của mình, cứ ngứa ngáy khó chịu là sẽ liên tục chà cọ hoặc gãi chỗ ngứa, mụn nước dễ bị vỡ, trẻ cũng không ngon giấc, bú kém và quấy khóc.
Vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, bên cạnh việc áp dụng cách chữa bệnh chàm sữa phù hợp, đòi hỏi người mẹ phải chú ý chăm sóc trẻ thật cẩn thận từ ăn uống đến môi trường xung quanh.
Cách chữa chàm sữa ở trẻ
Do chàm sữa rất dễ tái phát nếu gặp phải các yếu tố gây dị ứng nên để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả, các mẹ cần kết hợp điều trị bằng thuốc với chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Đó là cách chữa chàm sữa ở trẻ tốt nhất.
Sử dụng thuốc:
Trường hợp tổn thương da đỏ hoặc chảy dịch, sử dụng thuốc dạng dung dịch màu có tính sát trùng nhẹ như Eosin, Milian,….
Trường hợp tổn thương da đỏ, da khô, tróc vẩy, sử dụng thuốc dạng kem có chứa corticosteroid nồng độ thấp để chống viêm trong thời gian ngắn như Eumovat.
Trường hợp tổn thương da khô và dày sừng, sử dụng thuốc dạng mỡ có chứa corticosteroid, cũng có thẻ sử dụng phối hợp với chất tiêu sừng như salicylic acid.
Trường hợp tổn thương kèm ngứa có thể sử dụng kèm thuốc kháng histamin H1.
Trường hợp tổn thương bị nhiễm trùng, chàm bội nhiễm ưu tiên sử dụng thuốc có hoạt tính lên tụ cầu vàng như Oxaciline, cephalelexin, erythromycin. Tuy nhiên cần hết sức cẩn trọng để tránh gây nên hiện tượng sốc phản vệ.
Có thể kết hợp một số sản phẩm như Physiogel, Physiogel AI, Cetaphil, Ceradan để giữ ẩm cho da.
Tốt nhất, nên đưa trẻ đi khám và tham khảo ý kiến của các bác sỹ, chuyên gia để lựa chọn cách chữa chàm sữa phù hợp cũng như sử dụng thuốc một cách an toàn nhất cho bé.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ bởi bạn chưa chắc đã phân biệt được các loại thuốc, thuốc nào chứa corticosteroid thuốc nào không.
Việc bôi hay cho trẻ uống thuốc không có chỉ định có thể gây nên những tác dụng ngoài ý muốn cho trẻ như teo da, mất màu da, khiến bệnh lan rộng, nhiễm trùng, thậm chí có thể gây suy yếu tuyến thượng thận…
Chăm sóc da cho bé:
Trẻ bị chàm sữa cần được tắm bằng nước ấm bà không nên tắm lâu cho trẻ, không quá 2 lần/ ngày và mỗi lần không quá 15 phút.
Nên hạn chế sử dụng sữa tắm để tắm cho trẻ. Nếu dùng nên lựa chọn sản phẩm có độ pH trung bình, acid nhẹ dịu như Cetaphil, Saforell, Oilatum….
Về trang phục nên lựa chọn sản phẩm có chất liệu bông mềm, hạn chế sợi tổng hợp hay len để tránh làm tổn thương da hay gây bí tắc da bé. Khi giặt đồ của trẻ cũng chú ý sử dụng bột giặt thích hợp, không nên sử dụng chất làm mềm vải.
Quét dọn và giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát, không quá nóng, quá lạnh hoặc quá khô, cũng không thay đổi nhiệt độ quá nhanh.
Giữ cho da bé luôn được khô thoáng, tránh để bé đổ mồ hôi, một ngày thay tã lót cho bé ít nhất 3 lần để tránh làm cơ thể ẩm ướt, sau khi tắm cũng nên thay quần áo cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng:
Ngoài ra, việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ cũng là một yếu tố cần thiết để đảm bảo cách chữa chàm sữa đạt hiệu quả như mong muốn.
Nếu trẻ còn bú sữa mẹ thì mẹ nên ăn nhiều cá biển để tăng cường chất ARA – một chất chống lại dị ứng. Đồng thời mẹ nên hạn chế ăn trứng, trứng cá, nội tạng động vật và mỡ động vật để để tránh gây dị ứng da cho trẻ qua đường sữa.
Cố gắng duy trì cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể. Và chỉ đa dạng thức ăn cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi.
Tránh để cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, một vài loại cá, thực phẩm lên men, đậu phộng, cà chua, trứng….
Một lưu ý quan trọng mà cách mẹ nên nhớ là mục đích của việc điều trị chàm không phải là khiến bệnh khỏi hẳn mà là bình thường hóa làn da, hạn chế tái phát và kéo dài thời gian lành bệnh.
Vì vậy mà các mẹ không nên cho trẻ nhập viện khi trẻ đang ở giai đoạn chàm sữa cấp bởi môi trường ở bệnh viện có thể khiến bé bị nhiễm trùng thêm.
Việc dùng thuốc thì có thể liên hệ các bác sỹ tư thăm khám tại nhà hoặc chỉ khám và nhận chỉ định điều trị tại bệnh viện, phòng khám.
Hy vọng những nội dung của bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết cho các bậc cha mẹ về cách chữa chàm sữa một cách chính xác, kịp thời. Nếu còn vấn đề nào cần giải đáp thêm, bạn đọc có thể trực tiếp đến địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội hoặc trao đổi với đội ngũ chuyên gia thông qua hotline 0983.000.497.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!