X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh chàm môi và cách chữa trị

Cùng là một trong những căn bệnh ngoài da thường gặp, bệnh chàm môi là tình trạng viêm dị ứng ở môi. Bệnh gây nên tình trạng khô ngứa, tróc da ở môi, khiến người bệnh rất khó chịu vì vừa mất đi tính thẩm mỹ vừa gặp phải không ít bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy chàm môi là gì? Những kiến thức cơ bản về bệnh cần biết gồm những gì? Bệnh chàm môi và cách chữa trị ra sao?… Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung ở bài viết dưới đây để có cách phòng tránh cũng như biện pháp điều trị bệnh kịp thời, đúng cách khi chẳng may mắc phải bệnh.

Chàm môi là bệnh gì?

Chàm môi là tình trạng viêm da ở môi. Bệnh biểu hiện ra bên ngoài thành các triệu chứng như khô, đỏ, thậm chí là rách vùng mép và nếp môi, tình trạng còn lan rộng ra cả môi và xung quanh.

Khi bệnh xuất hiện thường chia môi thành 3 khu vực, bao gồm khía cạnh niêm mạc môi, bên cạnh môi và  bên ngoài môi.  Khi vực xuất hiện bệnh chàm nhiều nhất là vị trí bên cạnh môi.

Bệnh chàm môi ảnh hướng rất nhiều đến thẩm mỹ

Bệnh chàm môi ảnh hướng rất nhiều đến thẩm mỹ

Do vị trí mắc bệnh khá “lộ liễu” và “nổi bật” nên dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh chàm môi vẫn khiến cho “khổ chủ” phải chịu không ít khổ sở, e dè và thiếu tự tin về ngoại hình khiến ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp, công việc cũng như cuộc sống.

Nhận diện bệnh chàm môi như thế nào?

Bệnh chàm môi xuất hiện với biểu hiện viêm ngứa, đi kèm đó là những dấu hiệu như nứt hoặc vết lở ở xung quang môi và miệng, khi ăn uống hay nói cười sẽ cảm thấy đau đớn, thậm chí nhiều khi còn bị tróc vẩy.

Trường hợp bệnh chàm môi mãn tính, bạn sẽ thấy môi bị khô đỏ và nứt nẻ dẫn đến tình trạng đau đớn. Bệnh sẽ xuất phát từ 2 mép môi rồi lan rộng ra các vùng da lành xung quang nếu không đảm bảo giữ gìn vệ sinh.

Có thể ví bệnh chàm môi như một cơn ác mộng đối với bờ môi của người bệnh.

Nguyên nhân bệnh chàm môi

Thông thường có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh chàm môi là nguyên nhân ngoại giới và nguyên nhân nội giới:

Nguyên nhân ngoại giới:

Nhóm nguyên nhân này là do khi môi tiếp xúc phải một số điều kiện bên ngoài, có thể kể đến như do sự thay đổi thất thường lúc nóng lúc lạnh của thời tiết, do tiếp xúc phải côn trùng, sâu bọ hay một số loại lá cây gây dị ứng, các chất tẩy rửa, dầu gội….

Cũng có thể nguyên nhân là do sự cọ xát hoặc một vết thương ngoài da ở môi.

Bên cạnh đó, một số trường hợp chị em bị chàm môi do dị ứng với các loại mực xăm môi làm đẹp, môi bị ngứa, lở loét và lột da môi liên tục.

Nguyên nhân nội giới:

Nhóm nguyên nhân này là do một số bệnh lý hoặc rối loạn bên trong cơ thể mà gây bệnh như rối loạn tiêu hóa, rối loạn trao đổi chất, rối loạn nội tiết, rối loạn thần kinh, do thể trạng dị ứng hoặc một số tác nhân gây kích thích khác.

Bệnh chàm môi gây ra những tác hại gì?

Trong tất cả các vị trí bị bệnh chàm thì bệnh chàm ở vùng môi gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự tự tin của người bệnh.

Bệnh gây nên những vết khô nứt, lở loét ở môi, đỏ đỏ. Chúng không khiến người bệnh quá đau đớn, cũng không khiến người bệnh phải lo lắng về sức khỏe. Thế nhưng chúng lại có một “năng lực” khác là khiến đôi môi xinh xắn trở nên xấu xí, khiến chủ nhân kém nổi bật và nhận lấy sự chú ý e dè từ những người xung quanh.

Hơn nữa việc dùng thuốc cũng như kiêng cữ không được dùng son môi khiến cho đôi môi càng tái nhợt, thiếu sức sống, đối với chị em phụ nữ càng trầm trọng hơn.

Bệnh chàm môi khiến người bệnh thực sự mệt mỏi về tâm lý, mất hết sự tự tin và chỉ mong nhanh nhanh chóng chóng khiến bệnh biến mất ngay lập tức.

Khi bị chàm môi cần làm gì?

Với những trường hợp bệnh chàm môi chưa bị bội nhiễm nấm và vi khuẩn, bệnh nhân có thể điều trị bệnh bằng phương pháp sau đây:

  • Bôi trực tiếp loại thuốc đặc trị bệnh chàm môi như chưa bị bội nhiễm nấm cùng với vi khuẩn khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày lên vị trí da của môi mà đang bị chàm.
  • Tăng cường dưỡng ẩm cho da, nhất là vùng môi bằng cách sử dụng các loại son dưỡng hoặc dầu dừa, dầu oliu…  Tuy nhiên nên chú ý xem bản thân có bị dị ứng với thành phần của son không rồi hẵng sử dụng.
  • Bổ sung một số vitamin cũng như dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Khi bị bệnh chàm nên bổ sung nhiều vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B12) và vitamin E.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ hằng ngày để bảo vệ răng cũng như loại trừ vị khuẩn, không để chúng sinh sôi và phát triển.

Với những trường hợp bệnh chàm môi đã bị bội nhiễm vi khuẩn và nấm thì bệnh nhân cần sử dụng thêm các loại thuốc diệt nấm, vi khuẩn để điều trị song song với các biện pháp điều trị bên trên.

Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc diệt nấm dạng bôi như éconazole (mỗi ngày bôi 2 lần), thuốc diệt vi khuẩn như Fucidine (mỗi ngày bôi 2 lần).

Chàm môi và cách chữa trị ở trường hợp nào cũng không cần kiêng cữ gì đối với việc ăn uống. Đồng thời không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị lấy, cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ chuyên khoa để dùng đúng thuốc, đúng liều, tránh những tác dụng phụ không đáng có.

Kết quả điều trị nhanh hay kéo dài còn phụ thuộc vào yếu tố thể trạng của người bệnh nên người bệnh cần kiên nhẫn thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sỹ.

Một số biện pháp phòng tránh bệnh chàm môi

Do liên quan trực tiếp đến làn da mỏng manh của đôi môi nên bệnh chàm môi tương đối khó chữa. Chỉ có thể điều trị bằng cách kết hợp sử dụng thuốc bôi ngoài cùng phong cách sống lành mạnh.

Để tránh không mắc bệnh, bạn cần giữ cho đôi môi luôn sạch và hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa các chất gây dị ứng lên môi.

Bên cạnh đó, nên thường xuyên sử dụng các dòng sản phẩm chăm sóc và dưỡng ẩm cho môi với chiết xuất từ thiên nhiên.

Các loại thực phẩm cay nóng hay dễ gây dị ứng cũng không nên sử dụng. Và cuối cùng tuyệt đối không được liếm môi để tránh cho vi khuẩn trong khoang miệng bám vào da môi và gây bệnh.

Tuy khó chữa và thuộc dạng mãn tính nhưng bệnh chàm môi không phải là không thể chữa, chỉ cần chú ý để phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời, chính xác là bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám chữa da liễu uy tín để được kiểm tra cũng như đánh giá bệnh một cách chính xác, từ đó có liệu pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Bệnh để càng lâu không chữa, triệu chứng bệnh càng nặng hơn, việc chữa trị sẽ càng khó khăn.

Trên đây là những thông tin tổng quan của chuyên gia tại phòng khám da liễu Đông Phương về bệnh chàm môi. Nếu bạn hay người thân chẳng may mắc phải bệnh và đang phải đối diện với những khó khăn do bệnh gây ra mỗi ngày thì đừng ngần ngại, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 0972.666.497 để được tư vấn một cách cụ thể nhất.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC