Bệnh ghẻ xốn là một trong các dạng bệnh ghẻ, ít phổ biến hơn ghẻ nước nhưng không hiếm gặp. Tuy chỉ là bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng có triệu chứng vô cùng khó chịu đồng thời để lại nhiều biến chứng như sẹo, thâm, tổn thương da vĩnh viễn…. vậy dấu hiệu nhận biết khi bị ghẻ xốn là gì?
Ghẻ xốn là bệnh gì?
Ghẻ xốn là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var Hominis ký sinh trên cơ thể người gây ra. Đây là một loại ký sinh trùng ghẻ ít phổ biến hơn ở Việt Nam nhưng vẫn có nguy cơ gây bệnh và phát triển thành dịch.
Khác với những bệnh ghẻ khác, ghẻ xốn không đào hầm mà xâm nhập sâu vào dưới lớp sừng của da, đẻ trứng và phát triển nhanh chóng. Một số nghiên cứu cho rằng, ghẻ xốn sẽ chết đi sau một vài ngày đẻ trứng.
Nhìn chung, về hình thái, tập tính và yếu tố dịch tế của bệnh ghẻ xốn đều tương tự với bệnh ghẻ nước. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết có điểm khác biệt là không có các rãnh ghẻ trên da mà thôi.
Con đường lây bệnh ghẻ xốn
Bệnh ghẻ xốn có thể phát triển rất nhanh và lây truyền thành dịch trong cộng đồng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt đối với những vùng dân cư đông đúc như trường học, doanh trại….
Bệnh ghẻ xốn có thể lây truyền từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua quần áo, chăn gối, cùng chung sống… Bệnh lây lan rất nhanh, từ 1 con cái ghẻ ban đầu, chỉ sau vài tuần có thể sinh sôi nảy nở thành số lượng ký sinh đáng đáng sợ đủ lây lan cho cả cộng đồng. Chính vì thế cần nhận biết dấu hiệu ghẻ sớm và có phương pháp chữa trị, cách ly, ngăn chặn lây lan.
Quá trình gây bệnh của cái ghẻ bắt đầu từ khi tiếp xúc với vật chủ, nhanh chóng đào sâu xuống lớp sừng dưới da, đẻ trứng. Sau 3-4 ngày trứng nở thành ấu trùng, bắt đầu chui lên bề mặt da và bắt đầu phát triển ở các vùng da lân cận.
Sẽ mất khoảng 8-10 ngày để phát triển thành cái ghẻ trưởng thành có khả năng sinh sản và bắt đầu lây lan.
Đường hầm do bệnh ghẻ xốn gây ra không nằm ngang như ghẻ nước mà có đường thẳng đứng xuống dưới da, khó thấy được túi xác do con ghẻ lột ra, cũng khó nhận biết hơn ghẻ nước.
Dấu hiệu nhận biết khi bị ghẻ xốn là gì?
Khi mới bắt đầu bị bệnh sẽ không có triệu triệu chứng nào trên da, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài khoảng 2-3 tuần. Khi số lượng con ghẻ ít sẽ rất khó nhận ra. Đến khi con ghẻ phát triển đến một số lượng nhất định người bệnh mới có thể nhận ra bằng một số triệu chứng cơ bản sau:
Bị ngứa dữ dội ở vị trí bị ghẻ xốn, đặc biệt ngứa tăng vào ban đêm khi con cái ghẻ được hoạt hóa và tích cực đào hầm sâu vào da. Biểu hiện ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, người bệnh gãi làm ký sinh trùng phát tán ra chăn, chiếu, gối, quần áo hoặc sang người khác.
Xuất hiện các nốt ghẻ do cái ghẻ đào trên da. Không giống với các rảnh ghẻ như bệnh ghẻ khác, bệnh ghẻ xốn chỉ có các mụn nước hơi gồ lên, thường phân bổ ở các ngón tay, cổ tay hoặc chân.
Tổn thương mà ghẻ xốn gây ra thường xuất hiện ở những vùng da mềm, mỏng, thuận lợi cho cái ghẻ đào hang, đẻ trứng, sinh sôi phát triển. Những mụn nước này xuất hiện và nhân lên rất nhanh kem kèm theo đó là cảm giác ngứa cục bộ.
Cách trị bệnh ghẻ xốn
Bệnh ghẻ xốn không khó để điều trị tuy nhiên để có thể điều trị dứt điểm cần kiên trì, loại bỏ toàn bộ nguy cơ gây bệnh có thể tồn tại bao gồm cả trong môi trường sinh hoạt. Cùng với việc điều trị ghẻ xốn, cần tổng vệ sinh nơi ở, phòng ngủ, quần áo, đồ dùng cá nhân…. Điều trị đồng thời với những người cùng chung sống mắc bệnh ghẻ xốn.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi ngoài da trị ký sinh trùng như Permethrin 5% hoặc Ivermectin trong 7-14 ngày nhằm tiêu diệt ký sinh trùng bao gồm cả ấu trùng chưa trưởng thành và trứng chưa nở của con cái ghẻ. Ngoài ra, với những trường hợp không phù hợp với thuốc bôi hoặc bị ghẻ trên diện rộng khá nghiêm trọng, sẽ được chỉ định thêm các thuốc đường uống để điều trị từ bên trong, hạn chế sự lây nhiễm sang các vùng khác trên cơ thể.
Bệnh ghẻ xốn hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng thuốc và không để lại di chứng. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị tại nhà bởi mỗi loại thuốc có cách dùng, liều lượng sử dụng và hiệu quả riêng đối với mỗi tình trạng bệnh, cần có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Phòng tránh bệnh ghẻ xốn
Dù bạn là đối tượng có nguy cơ cao hoặc đã từng bị ghẻ xốn trong thời gian gần đây cũng nên thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh. Một số khuyến nghị dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị bệnh:
– Vệ sinh nơi ở thường xuyên, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn
– Thường xuyên giặt quần áo, chăn màn chiếu gối, nhúng nước sôi, diệt khuẩn, phơi khô hoàn toàn trước khi sử dụng.
– Tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu bệnh ghẻ, nếu là người cùng chung sống trong gia đình nên cách ly ngay
– Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường thể dục thể thao, bổ sung dinh dưỡng tăng cường đề kháng
Ngay khi nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh ghẻ xốn, cần chủ động cách ly, đi khám da liễu để có liệu trình điều trị sớm nếu mắc bệnh. Tìm hiểu thêm về ghẻ xốn hoặc có thắc mắc về bệnh hãy chat ngay hoặc gọi tới hotline 0983.000.497 để được bác sĩ chuyên khoa phòng khám da liễu Đông Phương hỗ trợ giải đáp.