Bệnh mề đay là một trong những bệnh da liễu rất khó điều trị dứt điểm bởi bệnh thường xuyên tái phát khi người bệnh vô tình tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh. Vì vậy, để chữa khỏi được căn bệnh này, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân nổi mề đay để tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh. Vậy nguyên nhân bị nổi mề đay là gì? Cùng tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.
Nguyên nhân bị nổi mề đay
Trong môi trường, có rất nhiều yếu tố có thể trở thành nguyên nhân gây nổi mề đay như thuốc men, thực phẩm, thời tiết… Tuy nhiên vẫn có khoảng 50% số người bị mề đay mãn tính không biết nguyên nhân bị nổi mề đay là do đâu. Đối với những trường hợp này chỉ có thể giải thích là do hệ miễn dịch trong cơ thể gây ra phản ứng tự miễn.
Cụ thể, nguyên nhân gây nổi mề đay bao gồm
– Do sức đề kháng của cơ thể yếu: khiến cơ thể không có khả năng chống chọi của với các nguồn dị nguyên gây bệnh trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày. Đây là một trong những nguyên nhân bị nổi mề đay phổ biến.
– Do di truyền: Yếu tố này gây nổi mề đay chủ yếu do chứng dị ứng thời tiết. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm cao, người bệnh sẽ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay.
– Do dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay: Nếu nguyên nhân nổi mề đay do sử dụng thuốc thì triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sau khi dùng thuốc lần đầu hoặc cách đó từ 5-10 ngày. Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân bị nổi mề đay bao gồm: Aspirin, Pennicillin, thuốc hạ nhiệt, thuốc ngừa thai, thuốc điều trị cao huyết áp, suy tim, xương khớp, các chất cản quang có chứa iod, thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, …
– Do nọc độc của một số loại động vật: Một số loại động vật như ong, kiến, sâu bọ, muỗi, rệp…là nguyên nhân gây nổi mề đay.
– Do thói quen uống ít nước: mỗi ngày con người nên nạp vào cơ thể ít nhất 1,5 lít nước. Nếu uống ít nước sẽ khiến cho da bị khô, các chất độc trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài, tạo điều kiện cho bệnh mề đay phát triển.
– Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Đây là nguyên nhân nổi mề đay thường gặp nhất. Một số loại thực phẩm chứa các chất dễ gây dị ứng, nổi mề đay như các loại hải sản nghêu, sò, tôm, cua, ghẹ…các đồ uống có ga, có cồn như bia, rượu… thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu… Một số người cơ địa quá mẫn cảm có thể bị nổi mề đay ngay cả khi với những loại thực phẩm thông thường như khoai tây, thịt bò, trứng, sữa, tương, mắm…
– Do dị ứng một số dị nguyên trong sinh hoạt hàng ngày như rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc, lông động vật…
– Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Những loại ký sinh trùng gây xuất hiện mề đay và thường khiến bệnh tái phát nhiều lần như giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán…
– Do bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh ác tính: Một số căn bệnh ác tính như ung thư, cường giáp trạng, Lupus ban đỏ…là nguyên nhân nổi mề đay.
– Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Nếu bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo âu, áp lực, lao lực kéo dài thì đó là nguyên nhân khiến bạn nổi mề đay.
– Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh là nguyên nhân khiến bệnh mề đay xuất hiện.
– Do virus, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những loại virus tồn tại trong các bệnh như viêm gan siêu vi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể như tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa… thường khiến người bệnh mắc bệnh mề đay.
– Chấn thương, cọ xát cũng có thể khiến bệnh mề đay hình thành.
Nguyên nhân nổi mề đay có rất nhiều, nó có thể do một nguyên nhân gây ra hoặc cũng có thể là tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý đến mọi yếu tố mình đã tiếp xúc để kết hợp với bác sĩ tìm ra nguyên nhân nổi mề đay. Có như vậy, cách chữa nổi mề đay mới mang lại hiệu quả cao.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay
– Phụ nữ mang thai: Phụ nữ trong thơi kỳ mang thai cơ thể có rất nhiều thay đổi, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng tạo điều kiện cho bệnh mề đay phát triển. Nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, cơ thể của thai phụ thường sẽ bị nổi ban, rát ngứa.
– Ánh sáng mặt trời: da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ khiến cơ thể bị đổ mồ hôi, nóng bức tạo điều kiện cho mề đay nổi lên.
– Nước: Trong một số trường hợp tiếp xúc với các loại nước bị ô nhiễm hoặc chứa chất kích ứng nào đó có thể khiến da bị nổi mề đay.
– Do bị đè ép: Mặc quần áo chật chội khiến da bị đè ép dễ gây ra nổi mề đay. Các nốt sẩn ngứa thường xuất hiện từ 3-12 giờ.
– Chứng vẽ nổi da: Chứng bệnh này sẽ khiến da bị sẩn ngứa khi ta vẽ lên da các đường nét.
Trên đây là những nguyên nhân nổi mề đay do các chuyên gia phòng khám Đông Phương chia sẻ, nếu muốn tìm hiểu thêm về căn bệnh này cũng như phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, hãy liên lạc với chuyên gia của chúng tôi: 0983.000.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp.
Facebook: Phòng khám Đa Khoa Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!