Dị ứng da là căn bệnh thường gặp nhất trong những căn bệnh về da. Vậy có những loại dị ứng da nào? Việc chẩn đoán đúng loại da dị ứng sẽ giúp bạn điều trị đúng hướng. Cho kết quả chữa bệnh hiệu quả hơn.
Dị ứng da là gì?
Dị ứng da xảy ra do tình trạng cơ địa của người bệnh. Tiếp xúc với các chất gây dị ứng làm da bị tổn thương và gây viêm nhiễm. Mức độ bệnh nặng hay nhẹ còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa cũng như các nguyên nhân dị ứng da.
Dị ứng da là căn bệnh thường gặp nhất trong những căn bệnh về da. Vậy có những loại dị ứng da nào? Việc chẩn đoán đúng loại da dị ứng sẽ giúp bạn điều trị đúng hướng. Đồng thời mang đến kết quả chữa bệnh hiệu quả hơn.
Sau khi người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng da, phải mất 5 – 7 ngày mới có biểu hiện ra bên ngoài. Thông thường, bệnh do tác nhân bên ngoài gây ra vì thế rất khó điều trị dứt điểm. Chỉ cần có điều kiện thuận lợi là bệnh có thể sẽ tái phát trở lại.
Các triệu chứng dị ứng da thường gặp chủ yếu đó là. Dấu hiệu ngứa phát ban, mẩn đỏ gây khó chịu, lở loét. Viêm mủ nghiêm trọng nếu như người bệnh không tìm ra cách chữa sớm.
Khi người bệnh tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng da ngứa như: Các loại xà phòng, hóa chất tẩy rửa, hoặc quần áo bẩn, hay môi trường ô nhiễm…. . Sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa, da tổn thương, bị sưng viêm mủ. Vùng da tổn thương nếu có dấu hiệu lây lan thì các bạn nên tới gặp ngay bác sĩ chuyên khoa.
Các loại dị ứng da thường gặp
Da dị ứng mỹ phẩm
Rất nhiều người chọn mỹ phẩm bừa bãi mà không biết có hợp với da của mình hay không. Do vậy trước khi mua bạn nên xem xét kỹ những thành phần của sản phẩm. Xác định xem mình có bị dị ứng với thành phần nào.
Hầu như tất cả những mỹ phẩm như sữa rửa mặt, dung dịch tẩy trang, nước hoa hồng, kem chống nắng, chống nhăn, kem dưỡng ngày, dưỡng đêm, làm trắng da, son môi, phấn má… . Đều có thể khiến bạn gặp phải hiện tượng da bị dị ứng mỹ phẩm.
Da dị ứng mỹ phẩm là khi bạn thấy biểu hiện da mặt mẩn đỏ, ngứa, các vảy xuất hiện. Làn da của bạn kém tươi, nổi mụn. Sau khi sử dụng tuần đầu hoặc thậm chí 1-2 năm thì những tác dụng phụ mới xuất hiện.
Do vậy sau khi trang điểm bạn nên tẩy trang kỹ để tránh mỹ phẩm tồn tại, gây hại cho da.
Dị ứng do thời tiết
Theo lý giải của các bác sĩ phòng khám da liễu uy tín Đông Phương. Nguyên nhân chính dẫn tới da bị dị ứng thời tiết là sự biến đổi bất thường của thời tiết. Nhất là vào thời gian chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông trời trở lạnh. Độ ẩm trong môi trường tăng cao làm cho sự bài tiết của cơ thể bị thay đổi. Da không tiết mồ hôi, bã nhờn dẫn đến bề mặt da mất nước trở nên khô ráp.
Sự ảnh hưởng của chúng không chỉ ngừng lại ở đó. Sau khi hệ bài tiết trở nên rối loạn những protein trong cơ thể cũng trở nên đối nghịch với cơ thể. Hình thành một chuỗi phản ứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay. Theo dân gian mô tả thì bệnh này là do phòng hàn, phong thấp xâm nhập vào cơ thể. Gây ra bị dị ứng da ngứa.
Phần lớn những người bị dị ứng da thời tiết đều có làn da vô cùng nhạy cảm khi thời tiết thay đổi. Chỉ cần có sự thay đổi đột ngột là ngay lập tức xảy ra sự giãn mạch trong da. Khiến cho huyết tương trong máu tràn ra thành mạch xâm nhập vào các mô gây ngứa, sưng nề. Ngay lúc này cơ thể sẽ lập tức sinh ra một chất gọi là histamin gây ngứa.
Bệnh dị ứng do côn trùng
Những trường hợp dễ bị dị ứng da côn trùng là những người thường xuyên làm việc và ngủ dưới ánh đèn. Những người hay làm vườn, chăm sóc cây bởi vì họ rất dễ tiếp xúc với côn trùng. Khi da vô tình tiếp xúc trực tiếp với côn trùng chứa độc chất gây bỏng da như pederin của kiến khoang, phosphor của con giời hay cantaridin của sâu ban miêu tiết ra có thể gây viêm da tại vị trí tiếp xúc. Vì thế, dị ứng côn trùng có thể xuất hiện cùng lúc nhiều nơi trên cơ thể và sẽ không có triệu chứng báo trước.
Biểu hiện đầu tiên khi da tiếp xúc với các dịch tiết của côn trùng là xuất hiện ngứa, rát, nổi hồng ban. Sau khoảng 6-12 tiếng, sẽ bắt đầu bị sưng phù. Thường kéo thành một vệt dài giống như vết cào gãi. trên có nhiều mụn nước không đều và chuyển sang mụn mủ sau 2-3 ngày. Cảm giác rát , ngứa tăng dần nhưng không bị đau nhức; có thể kèm theo triệu chứng nổi hạch vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với các vị trí tổn thương và sốt nhẹ. Mụn mủ thường tiến triển khoảng 3-5 ngày, sau đó thì đóng vẩy tiết, khô dần, và để lại vết sẫm màu khi bong vẩy.
Thời gian tiến triển của chứng dị ứng da côn trùng có thể kéo dài 1-3 tuần. Những trường hợp bệnh nhẹ sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày. Người bệnh có thể bị dị ứng côn trùng 2-3 lần trong một mùa và bệnh có thể trở thành dịch với nhiều người ở cùng khu vực.
Bé bị dị ứng da
Làn da của trẻ rất nhạy cảm rất dễ bị dị ứng da. Chính vì vậy, khi trẻ có các vấn đề dị ứng, rôm sảy, chàm sữa thì chứng tỏ lớp thượng bì bảo vệ da đã bị tổn thương. Việc chăm sóc trẻ bị dị ứng da rất phức tạp.
Da trẻ sẽ trở nên ngứa ngáy, thô ráp xù xì, và viêm đỏ, khiến bé thường xuyên gãi. Da bị cọ xát nhiều và có nguy cơ trầy xước hay nhiễm trùng. Đây là thời điểm khởi đầu cho vòng xoắn trong chứng bệnh rôm sảy, chàm sữa và dị ứng da.
Nguyên tắc quan trọng trong việc đẩy lùi chứng dị ứng da ở trẻ em là thực hiện song song việc bổ sung chất giữ ẩm phù hợp cũng như phục hồi chức năng bảo vệ da trẻ.
Bố mẹ nên lưu ý chọn kem dưỡng giữ ẩm hiệu quả. Có chứa các thành phần hỗ trợ bệnh chứng dị ứng da ở trẻ em và không gây kích ứng da cho các bé. Da được giữ ẩm sẽ làm giảm đáng kể việc dùng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng sinh, đặc biệt là chất corticoids. Từ đó sẽ tránh được nhiều tác dụng phụ như bùng phát lại bệnh khi ngưng thuốc hoặc teo da. Đồng thời, kem giữ ẩm sẽ giúp da duy trì lại độ ẩm, giúp ngăn ngừa, làm giảm sự mất hơi nước qua da. Từ đó tăng cường sự toàn vẹn cho hàng rào bảo vệ da.
Da dị ứng nổi mẩn đỏ do hóa chất
Dị ứng da hóa chất là một dấu hiệu của tình trạng dị ứng da. Nó xuất hiện khi da của người bệnh có tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích thích hoặc chất gây dị ứng.
Tình trạng bệnh chỉ xảy ra ở một số ít người có cơ địa dị ứng. Những dị nguyên hình thành bệnh sẽ phải thông qua cơ chế phản ứng miễn dịch gây bệnh trong cơ thể trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện ngay sau một vài giờ sau khi tiếp xúc với các hóa chất. Hoặc có thể ủ bệnh từ 4 -5 ngày và thường phát tác với tình trạng như:
Triệu chứng tại chỗ :
- Vùng da tiếp xúc nóng rát hơn các vùng da khác, có thể bị phù nề và sưng
- Bị viêm, rỉ nước tại vùng da tiếp xúc đi kèm với các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, có thể khiến da dày hơn bình thường do người bệnh chà xát nhiều
- Các tổn thương cho da có thể là những nốt mẩn đỏ, phát ban, mụn nước, gây phồng rộp và khô da,…
Triệu chứng toàn thân
Ở một số trường hợp nặng, cơ thể phản ứng mạnh với các dị nguyên. Các triệu chứng trên có thể lan rộng ra khắp toàn thân. Kèm theo những dấu hiệu của chứng mề đay và các cơn hen phế quản với đối tượng có thể tạng dị ứng da trước đó.
Da bị dị ứng ngứa do thuốc
Dị ứng da do thuốc là hiện tượng phản ứng quá mức gây hại cho cơ thể bệnh nhân. Trong quá trình tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm từ trước. Dị ứng thuốc tây không phụ thuộc vào liều lượng, nó có tính mẫn cảm chéo. Hay xảy ra ở người bệnh có cơ địa dễ dị ứng.
Trên đây là những thông tin về “các loại dị ứng da” mà các bác sĩ phòng khám da liễu Đông Phương đã chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn đọc có thể gọi điện tới số điện thoại đường dây nóng của phòng khám da liễu Đông Phương – Hotline: 0983.000.497 để được các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tư vấn cụ thể. Hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám da liễu Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được thăm khám và điều trị bệnh nhanh nhất.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!