X
livechat
Tìm kiếm [x]

Cách chữa và điều trị nấm móng

Cách chữa và điều trị nấm móng sao cho hiệu quả là điều mà rất nhiều người đang đau đầu tìm kiếm. Thật sự là như vậy! Đây là một bệnh lý khó điều trị mà lại rất dễ tái phát trở lại nên không hề đơn giản. Hơn nữa, nhiều trường hợp bệnh nhân lại nhầm lẫn bệnh với bệnh vảy nến móng hay chàm móng, dẫn đến việc áp dụng điều trị sai cách khiến bệnh mãi không khỏi. Vì vậy những thông tin ngay sau đây sẽ giúp bạn tìm được cho mình cách điều trị bệnh nấm móng hiệu quả tốt nhất.

Nấm móng tay, chân là căn bệnh thường gặp vì thời tiết nóng ẩm ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh. Hơn nữa, với sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay, kéo theo sự gia tăng việc con người tiếp xúc và làm việc với các hóa chất hay tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nấm móng chân

Nấm móng chân

Bệnh nấm móng chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh về móng, tuy không đặc biệt nguy hiểm nhưng diễn biến của bệnh khá phức tạp và dai dẳng, rất khó để điều trị.

Sau đây, phòng khám da liễu Đông Phương sẽ cung cấp một số biện pháp điều trị nấm móng phổ biến và hiệu quả, hy vọng đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Cách chữa và điều trị nấm móng từ nguyên liệu tự nhiên

Bệnh nấm móng vốn vô cùng khó chịu và gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Thế nhưng bạn đừng lo bởi chỉ với những nguyên liệu tự nhiên rất dễ tìm sau đây hoàn toàn có thể trị bệnh nấm móng

Nước và muối:

Pha muối cùng dung dịch nước ấm để ngâm chân, tay hàng ngày có thể giúp bạn giữ ẩm, làm giảm cảm giác khó chịu và đau nhức khi bị nấm móng.

Đồng thời, do có tính sát trùng nên muối có thể làm sạch vùng da quanh móng và móng của bạn, tình trạng viêm nhiễm, nhất là nấm móng nhanh chóng bị khắc phục và móng nhanh phục hồi trở lại.

Tinh dầu của cây trà:

Hoạt chất terpenoid có trong tinh dầu cây trà có khả năng kháng khuẩn rất cao, được chứng minh có tác dụng chữa lành vết thương và điều trị nấm móng

Bạn có thể thoa trực tiếp tinh dầu cây trà lên vùng móng bị nấm đều đặn mỗi ngày hai lần trong vòng vài tháng để giúp móng lành hẳn.

Tinh dầu sả:

Trong tinh dầu sả có chứa chủ yếu một thành phần có tác dụng sát khuẩn, sát trùng và trị nấm móng, đó là nitral.

Dấm rượu táo:

Dấm rượu táo có chứa rất nhiều axit – thành phần có tác dụng kháng nấm, vì vậy mà nhiều người sử dụng dấm rượu táo để trị nấm móng.

Rượu táo điều trị nấm móng chân

Rượu táo điều trị nấm móng chân

Bạn có thể hòa dấm rượu táo với nước và ngâm móng khoảng 30 phút, thực hiện mỗi ngày 2 lần. Độ pH tự nhiên sẽ giúp tiêu diệt nấm, làm giảm viêm nhiễm cũng như phục hồi móng.

Bạn cũng có thể dùng vải mềm hoặc bông sạch thấm dung dịch trên rồi đặt lên móng nếu không muốn ngâm móng để móng hấp thụ hết được dấm rượu táo.

Bột nở (Baking Soda):

Do có tính kiềm nên bột nở có khả năng diệt nấm rất cao. Hãy trộn bột nở với nước theo tỷ lệ 2:1. Dùng bông mềm sạch chấm bòng dung dịch rồi đặt lên móng, giữ khoảng 10 – 15  phút để móng hấp thụ hết dung dịch.

Sau đó, rửa sạch lại bằng nước ấm và lau khô. Thực hiện trong vòng 2 – 3 tuần, mỗi ngày 2 lần để tiêu diệt nấm.

Chỉ cần chú ý, tìm hiểu một chút là bạn hoàn toàn có thể tìm được những phương thuốc rất đơn giản và hữu hiệu từ nguồn gốc tự nhiên ngay trong cuộc sống hàng ngày để điều trị nấm móng.

Tuy nhiên, một điều cần nhớ rằng các phương pháp này cần bạn phải thật sự kiên trì mới đem lại kết quả, hơn nữa chúng thường phù hợp với những trường hợp trình trạng bệnh còn khá nhẹ.

Cách chữa và điều trị nấm móng bằng thuốc Tây y

Với các biện pháp tự nhiên, hiệu quả thì cũng có đấy nhưng để thấy được thì cần có cả một khoảng thời gian kiên trì thực hiện.

Nếu như tình trạng nấm móng khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy và vô cùng khó chịu, bệnh có chiều hướng nặng hơn và lan rộng ra các móng khác, bạn có thể tìm đến các phương thuốc Tây y.

Hiện nay, với sự phát triển của nền y học, với từng trường hợp bệnh lý của từng bệnh nhân, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nấm móng cụ thể như thuốc uống hoặc thuốc bôi… Có thể kể đến một số loại thuốc chữa bệnh nấm móng như:

Thuốc Itraconazole điều trị nấm móng

Loại thuốc này chủ yếu dùng để điều trị trường hợp mà nguyên nhân gây bệnh là nấm men, nấm mốc và nấm sợi.

Đợt điều trị nấm móng kéo dài 12 tuần liên tiếp đối với trường hợp nấm móng tay hoặc  điều trị trong 2 tháng, mỗi tháng một đợt.

Đối với trường hợp nấm móng chân, đợt điều trị bệnh kéo dài trong 3 tháng, mỗi đợt liên tiếp điều trị 7 ngày.

Tỷ lệ thành công khi dùng thuốc lên đến 75% và có khoảng 2 – 20% có nguy cơ tái phát.

Tuy nhiên, khoảng 3% bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, nhiễm độc gan, rối loạn tiêu hóa, dị ứng thuốc….

Những đối tượng như phụ nữ có thai, cho con bú hay mắc bệnh tim được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc và khi dùng thuốc cần tránh kết hợp với một số loại thuốc.

Thuốc Terbinafine điều trị nấm móng

Loại thuốc này phù hợp điều trị nấm móng các trường hợp nhiễm nấm sợi và đem lại hiệu quả hơn Itraconazole.

Liệu trình điều trị nấm móng chân kéo dài trong 12 tuần. Tỷ lệ thành công khi dùng thuốc khoảng 76% và có khoảng 3 – 20% có nguy cơ tái phát.

Thuốc gần như không có tác dụng phụ, tuy nhiên một số ít bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa hoặc nổi ban dị ứng, rối loạn vị giác khi dùng thuốc.

Các chuyên gia khuyến cáo tránh sử dụng thuốc kèm với các thuốc chứa caffeine,…..

Thuốc Fluconazole điều trị nấm móng

Loại thuốc này có thể điều trị hầu hết các loại nấm, nhất là nấm Candida và ít gây tác dụng phụ.

Liệu trình điều trị bằng thuốc Fluconazole kéo dài 2 – 3 tháng, mỗi tuần sử dụng một lần.

Thuốc bôi tại chỗ:

Dạng thuốc sơn móng ciclopirox có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn, vi nấm khác nhau.  Liệu trình điều trị bằng thuốc thường kéo dài liên tiếp trong 48 tuần.

Để hiệu quả sử dụng thuốc cao hơn, hiệu quả trị bệnh nấm móng nhanh hơn, trước khi bôi thuốc cần nhớ rửa sạch vết thương.

Việc dùng thuốc đem lại hiệu quả 30 – 40% số bệnh nhân nhưng thuốc điều trị thành công chủ yếu với bệnh nhân nấm móng tình trạng nhẹ.

Do vậy, Các loại thuốc có tác dụng loại bỏ và tiêu diệt vi nấm, đồng thời tái tạo lại lớp sừng giúp phục hồi những tổn thương xảy ra ở phần móng.

Tuy nhiên, khi mắc bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng mà cần đến khám chuyên khoa da liễu để tư vấn và có hướng điều trị bệnh nấm móng hiệu quả nhất bởi mỗi trường hợp bệnh có những nguyên nhân, triệu chứng khác nhau nê việc dùng thuốc gì, liều lượng ra sao cũng sẽ khác nhau.

Đồng thời bệnh nhân cần tuân thủ chính xác các chỉ định cũng như lịch hẹn tái khám của các bác sỹ để hiệu quả điều trị đạt được là cao nhất.

Nếu nấm móng quá nặng và tình trạng đau đớn quá nhiều, có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ móng cũ, dần dần móng mới sẽ mọc lên để thay thế.

Trên đây là những phương pháp điều trị nấm móng do các chuyên gia phòng khám da liễu Đông Phương cung cấp. Nếu còn vấn đề nào bạn đọc cảm thấy cần giải đáp, cũng như những quan tâm liên quan đến các bệnh da liễu khác, bạn đọc có thể liên hệ ngay đến tổng đài 0972.666.497 hoặc để lại câu hỏi tại ĐÂY để được tư vấn những thông tin cụ thể nhất.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC