X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh nấm da tay là gì

Nấm da tay là căn bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng sự xuất hiện của bệnh gây nên nhiều bất tiện đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh.

Bệnh nấm da tay là gì

Bệnh nấm da tay là căn bệnh do vi nấm mang tên dermatophytes gây nên. Nấm da tay do nhiều sợi nấm liên kết với nhau và hình thành búi nấm. Đến khi các sợ nấm già hoặc hết các chất dưỡng chất thì búi nấm hình thành nên bao tử. Vị trí phát triển của các tế bào nấm ở trên tay thường là những nơi ẩm ướt như ở kẽ ngón tay, vùng da dưới cánh tay. Trong quá trình sinh sống và phát triển, các tế bào nấm tiết ra các độc tố gây ngứa và kích thích khiến da tay bị nấm.

Benh Nam Da Tay

Bệnh nấm da tay và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh nấm da tay

Những yếu tố sau được xem là nguyên nhân chính dẫn đến nấm da tay:

Lây nhiễm từ người bệnh:

Thông qua việc dùng chung vật dụng với người mắc bệnh, vi nấm sẽ xâm nhập và gây nên nấm da tay ở người bị lây nhiễm.

Lây nhiễm từ động vật:

Vi nấm và kí sinh trùng có ở động vật cũng có thể gây nấm da tay. Vì thế cần hạn chế tiếp xúc với động vật để phòng ngừa bệnh.

Vệ sinh tay không sạch sẽ:

Thường xuyên không vệ sinh hoặc vệ sinh tay không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến bệnh nấm da tay phát triển vì những tế bào chết kết hợp cùng mồ hôi ẩm ướt ở tay chính là nguồn thức ăn khiến nấm da tay phát triển mạnh.

Những dấu hiệu của bệnh nấm da tay

Dấu hiệu đầu tiên của nấm da tay là hiện tượng ngứa ngáy khó chịu trên vùng da bị bệnh. Điều này khiến người bệnh gãi nhiều và khiến tổn thương lan rộng, vi nấm có điều kiện tấn công các vùng da khác khiến bệnh lan rộng hơn, nhiễm trùng da khiến tay bị sưng, mủ, lở loét, có mùi khó chịu.

Bệnh nấm da có lây không?

Nấm da tay rất dể lây lên các vùng da khác trên cơ thể bạn và lây lan cho người khác. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua các hình thức như:

Tiếp xúc trực tiếp từ các mầm bệnh có sẵn trong tự nhiên:

Quần áo, khăn mặt, mũ nón, vật dụng cá nhân,… có vi nấm sẽ khiến bạn lây nhiễm nấm da một cách tình cờ.

Tiếp xúc trực với các vật nuôi

Những vật nuôi trong nhà như chó, mèo, gà, lợn… mắc bệnh nấm da hoặc có tế bào nấm đều có thể lây truyền cho người.

Dùng chung vật dụng:

Sử dụng chung đồ dùng với những người mắc bệnh nấm da sẽ khiến bạn có nguy cơ lây nhiễm trực tiếp bệnh nấm.

Cách điều trị bệnh nấm da tay

Những người bị nấm da tay tốt nhất không nên dùng các thuốc trị nấm da phối hợp corticoid vì chúng có thể gây tác dụng phụ như khiến bạn rạn da, teo da và tạo điều kiện để vi nấm phát triển mạnh hơn.

Khi bị nấm ở kẽ chân, kẽ tay trong một diện tích nhỏ, tổn thương nhẹ, bạn có thể dùng các loại kem bôi có chứa miconazole, ketoconazole, terbinafine… để điều trị. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc cụ thể, có thể kết hợp cả dùng thuốc uống và thuốc bôi. Bạn cần tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ điều trị để có được hiệu quả chữa trị tốt.

Thuốc bôi trị nấm da tay

Thuốc bôi trị nấm da tay

Muốn việc chữa nấm da tay đạt được kết quả tối ưu, nhanh chóng, tốt nhất bạn nên tìm đến những cơ sở y tế chuyên về bệnh da liễu để được bác sĩ có chuyên môn và tay nghề thăm khám, làm những kiểm tra cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh. Căn cứ trên những kết quả kiểm tả, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn và chỉ định cho bạn phương hướng điều trị đúng bệnh, đúng thuốc. Việc tự ý mua và sử dụng thuốc chữa bệnh khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sẽ khiến bệnh nặng hơn và có khả năng biến chứng gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Nấm da tay có khả năng tái phát cao nên khó khăn trong việc điều trị đạt kết quả ngăn chặn bệnh. Những lần mắc bệnh sau thường sẽ nặng và và khó dứt hơn lần trước đó nên cần tránh sai lầm trong quá trình chữa trị ngay từ giai đoạn đầu. Càng phát hiện và chữa trị sớm, nấm da tay càng có khả năng bị loại bỏ cao.

Phòng tránh nấm da 

Muốn phòng ngừa bệnh nấm da tay bạn nên:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, luôn để da tay khô thoáng.
  • Không dùng chung vật dụng với những người từng mắc bệnh nấm.
  • Không mặc quần áo ẩm hoặc đồ quá chật, thay vào đó hãy lựa chọn các loại vải thông thoáng dễ thoát mồ hôi để tránh tình trạng nóng gây nên hiện tượng tiết mồ hôi trên da tay.
  • Sau khi vận động và ra nhiều mồ hôi ở tay cần vệ sinh da sạch sẽ để tránh tạo điều kiện cho vi nấm tấn công da.
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, vệ sinh giường chiếu sạch sẽ để diệt trừ vi nấm gây bệnh nấm da tay.

Thông qua những thông tin về nấm da tay trên đây, các bác sĩ da liễu của phòng khám Đông Phương hy vọng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bênh đồng thời nhận biết được tình trạng bệnh sớm nhất để kịp thời xử lí khi bệnh mới chớm.

Là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ da liễu hàng đầu, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề; ứng dụng phương pháp điều trị tiên tiến… phòng khám da liễu Đông Phương đã trở thành địa chỉ khám chữa được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn khi mắc các bệnh lí về da.

Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần được giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được tư vấn.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC