X
livechat
Tìm kiếm [x]

Nổi mề đay là bệnh gì? – Bác sĩ da liễu giải đáp

Nổi mề đay là một phản ứng viêm của da. Trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Bệnh có cơ chế rất phức tạp, rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Vậy nổi mề đay là bệnh gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh qua bài viết dưới đây.

Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay là một phản ứng viêm của da gây nên các triệu chứng phù nề và nổi mẩn kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các sẩn đỏ có hình dạng, kích thước khác nhau. Ban đầu chỉ nhỏ như nốt muỗi cắn dần dần sẽ xuất hiện thành từng mảng đỏ. Tập trung hoặc rải rác trên da. Mẩn ngứa có thể nổi vào bất cứ thời gian nào trong ngày, buổi sáng, chiều tối hoặc cả ngày.

Noi Me Day

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Theo thống kê, cứ 100 người thì có đến 15-20 người bị bệnh này. Bệnh thường xuyên tái phát khi người bệnh tình cờ tiếp xúc với nguồn gây bệnh. Bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, khi chất trung gian hóa học histamin gia tăng trong cơ thể. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Thường trong độ tuổi từ 20-40 tuổi.

Nguyên nhân gây nổi mề đay?

  • Do yếu tố di truyền: nếu trong gia đình có thành viên bị mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị nổi mề đay.
  • Do sức đề kháng của cơ thể: Khi sức đề kháng của cơ thể yếu, khiến người bệnh dễ mắc nổi mề đay.
  • Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: Khi thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi khiến bệnh nổi mề đay phát triển.
  • Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm. Thực phẩm là nguyên nhân nổi mề đay rất phổ biến. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho những người có cơ địa mẫn cảm như: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển. Thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng…
  • Do dị ứng với một số thuốc: Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể nổi mề đay. Như thuốc cao huyết áp, suy tim, xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ. Huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc ngừa thai, Pennicillin, Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod, …
  • Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể. Khi nhiễm một số loại ký sinh trùng như giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… . Sẽ khiến cơ thể bị nổi mề đay và bệnh có nguy cơ thường xuyên tái phát.
  • Do sự tác động của yếu tố tâm lý. Thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo âu, gắng sức, áp lực là nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện.
  • Do virus, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Bệnh nổi mề đay thường có nguy cơ phát triển mạnh ở những người mắc bệnh viêm gan siêu vi B, C. Hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan như tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng,…

Triệu chứng nổi mề đay

Nổi mề đay được chia thành 2 loại chính là nổi mề đay cấp tính và nổi mề đay mạn tính.

Mề đay cấp tính

  • Khi bị nổi mề đay cấp tính, vùng da bị bệnh sẽ có triệu chứng đỏ thành từng vầng và nổi sần đỏ.
  • Xung quanh vùng da tấy đỏ sẽ có cảm giác nóng rát, đau như kim châm trên da.
  • Xuất hiện hiện tượng vạch da đồ: sau vài phút khi vạch nhẹ trên da, sẽ xuất hiện một đường sẩn phù, đỏ ngứa.
  • Nổi mề đay cấp tính có thể kèm theo phù Quincke ở mi mắt, môi, lưỡi hoặc bất kỳ chỗ nào trên cơ thể. Các tổn thương trong giai đoạn này thường tự mất đi và không để lại di chứng.
  • Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị nôn. Buồn nôn, tức ngực, khó thở, hạ huyết áp, ngứa nhiều toàn thân, co thắt phế quản.

Mề đay mãn tính

  • Các sẩn phù có kích thước và hình dạng rất đa dạng. Có thể rất nhỏ hoặc thành mảng những mảng lớn.
  • Phần lớn người bị nổi mề đay mãn tính có kèm theo phù mạch. Với biểu hiện sưng nề môi, mắt, khó thở hoặc nuốt nghẹn do phù nề ở họng, thanh quản.
  • Ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh. Ban đầu chỉ cảm giác hơi ngứa càng về sau ngứa càng dữ dội, nóng ran khắp cơ thể.
  • Một số bệnh nhân còn có thể có có triệu chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc đau dạ dày. Đau đầu, tiểu vàng và cáu gắt. Trường hợp nặng hơn nữa có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, sốc phản vệ cần.

Tác hại của bệnh nổi mề đay

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:

Khi bị bệnh nếu không kịp thời điều trị bệnh sẽ chuyển từ cấp tính sang mãn tính. Người bệnh có thể phải sống chung cả đời với bệnh. Bệnh ngứa dai dẳng kéo dài hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh.

Dẫn đến các bệnh khác:

Nổi mề đay kéo dài có thể dẫn đến một số căn bệnh như viêm thận, cường giáp. Thậm chí chức năng điều tiết miễn dịch bị giảm gây nên u bướu ác tính. Phụ nữ trong giai đoạn sinh sản có thể bị vô sinh hoặc sảy thai.

Tác hại lớn khi bị nổi mề đay

Tác hại lớn khi bị nổi mề đay

Nguy hiểm tính mạng:

Nổi mề đay khi xuất hiện ở cổ họng và khí quản, sẽ dẫn đến phù cổ họng thường xuyên tái phát. Gây khó thở, đau ngực, nghiêm trọng khiến người bệnh thiếu khí mà chết.

Phương pháp điệu trị nổi mề đay hiệu quả

Để cách trị nổi mề đay hiệu quả, vấn đề quan trọng là cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia phòng khám Đông Phương đã tìm ra phương pháp điều trị nổi mề đay bằng “liệu pháp miễn dịch thẩm thấu”. Có thể khắc chế nổi mề đay trong thời gian ngắn, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguyên lý điều trị: Dùng máy phân loại nguồn dị ứng của Đức để xác định chính xác nguồn gây bệnh. Sau đó tiến hành điều trị theo 3 bước trị liệu khoa học. Liệu pháp này sử dụng hệ thống máy móc thẩm thấu các tinh chất nano tự nhiên được chiết xuất sinh học vào da. Tác động lên toàn bộ cơ thể, giúp đào thải độc tố trên da, loại bỏ nguồn dị ứng da. Các loại thuốc uống giúp lưu thông khí huyết, tăng khả năng miễn dịch giúp chống chọi với các nguồn gây dị ứng.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến bệnh da liễu. Các bạn vui lòng liên hệ hotline 0983 000 497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Đa Khoa Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC