X
livechat
Tìm kiếm [x]

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Đã là con gái ai chẳng muốn sở hữu làn da trắng hồng, mịn màng không tỳ vết. Thế nhưng những nốt mụn xấu xí cứ thế xuất hiện khiến bạn không khỏi khó chịu và chỉ muốn “tống khứ” chúng ngay lập tức. Để làm được điều này thì trước tiên, bạn cần nắm rõ đâu là nguyên nhân gây mụn trứng cá để từ đó có hướng xử lý chính xác nhất. Cùng tham khảo những phân tích dưới đây của các bác sỹ da liễu phòng khám Đông Phương, đừng có bỏ qua!

Mụn trứng cá (tên khoa học là acne vulgaris) là tình trạng viêm khu nhú vùng tuyến bã – nang lông. Nếu như  điều kiện cần của việc bị mụn trứng cá là sự tăng tiết bã nhờn thì các phản ứng viêm được coi là yếu tố then chốt.

Mụn trứng cá có thể biểu hiện thành nhiều loại tổn thương khác nhau như sẩn, mụn mủ, nhận mụn, nang, cục…. và khu trú ở những vị trí như mặt, ngực, lưng – những vị trí tiết khá nhiều chất nhờn.

Mụn trứng cá đúng là không nguy hại đến tính mạng, thế nhưng chúng thường có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, tồn tại dai dẳng và thường để lại biến chứng gây mất thẩm mỹ như sẹo lồi, sẹo lõm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Vậy nguyên nhân mụn trứng cá là gì? Căn nguyên nào khiến những nốt mụn bỗng một ngày nổi lên rồi “chễm chệ” trên làn da của bạn suốt ngày tháng như vậy?

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Mụn trứng cá có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, có thể phân bố trên nhiều vị trí hoặc chỉ mọc ở một hoặc một số vị trí nhất định.  Và mụn ở mỗi vị trí khác nhau lại xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau khiến cho làn da ở vị trí đó bị tổn thương, ví dụ như:

  • Mụn ở trán:  Có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng, stress, sự mất cân bằng của hệ tiêu hóa hoặc do các sản phẩm dành cho tóc…
  • Mụn ở lông mày:  Nguyên nhân có thể do không tẩy trang kỹ sau khi trang điểm, do đeo kính hay nhổ lông mày.
  • Mụn ở cằm:  Có thể liên quan đến yếu tố nội tiết tố nếu như tuyến dầu tại vùng da cằm bị kích thích.
  • Mụn ở mũi:  Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống hoặc việc hút thuốc

mụn trứng cá ở mũi gây khó chịu

Mụn trứng cá ở mũi gây khó chịu

  • Mụn ở má:  Có thể nguyên nhân đến từ việc nghe điện thoại mỗi ngày….

Có thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn trứng cá, có thể là do tác động bên ngoài, cũng có thể là sự bộc phát từ bên trong.

Cách trị bệnh ngứa ngoài da bằng thuốc Nam

[chat chat=”Tư vấn trực tuyến miễn phí”]

Tuy nhiên, có thể tựu chung và gộp lại thành 3 nhóm nguyên nhân gây mụn trứng cá như sau:

  • Rối loạn nội tiết:

Rối loạn nội tiết được xếp là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến da bị mọc mụn trứng cá. Tâm lý luôn trong trạng thái căng thẳng, stress hoặc ngủ không đủ giấc có thể là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng nội tiết tố bị rối loạn.

Nhất là những ai đang trong giai đoạn tuổi dậy thì, hormone đang trong giai đoạn tăng trưởng, lượng progesterone giảm, da bị kích thích tiết bã nhờn, dễ bị viêm da và kéo theo mụn trứng cá.

Trường hợp kinh nguyệt không đều hoặc thay đổi nội tiết khi mang thai cũng khiến da nổi mụn nhiều hơn bình thường.

  • Rối loạn tiêu hóa:

Những trường hợp bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, nhất là những người có thói quen ăn đồ cay nóng cũng như các thực phẩm, đồ uống có chất kích thích như cafe, rượu, bia….., cơ thể khó để đào thải các độc tố và chất thải, chất dư thừa ra ngoài,

Lúc này, do không lọc hết được độc tố ra ngoài nên gan và thận sẽ tự bài tiết các chất độc qua da khiến da bị ảnh hưởng và là nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá.

  • Mất cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn:

Một tác nhân khác khiến da mọc mụn bên cạnh rối loạn nội tiết tố chính là bã nhờn. Chính vì vậy mà những người sở hữu làn da dầu thường dễ bị mụn trứng cá hơn những làn da khác như da khô hay da hỗn hợp.

Da thông thường đều ít nhiều tiết chất nhờn để giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt như da dầu, chất nhờn được tiết ra nhiều bất thường khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và bít kín. Lúc này axit béo tự do sẽ được giải phóng và kích thích biểu mô khiến mụn trứng cá “nổi loạn”.

  • Chăm sóc da không đúng cách:

Hoạt động trao đổi chất trên da theo thời gian cũng sẽ bị chậm lại, khiến cho trên bề mặt da bị tồn dư số lượng lớn các tế bào chết. Nếu không thực hiện tẩy da chết, da dễ bị tắc nghẽn dẫn đến mụn trứng cá.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc da không đúng cách như thói quen nặn mụn hay việc lạm dụng các chế phẩm bôi ngoài da có chứa corticoid sẽ làm tình trạng của làn da xấu đi, mụn trứng cá có nguy cơ mọc lên và phát triển nặng hơn.

  • Lạm dụng hóa mỹ phẩm:

Các sản phẩm trang điểm có thể khiến làn da bị “nghẹt thở” và đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong da hơn.

Sau khi makeup mà không được tẩy trang sạch sẽ, cẩn thận sẽ tạo cơ hội cho mụn liên tiếp “nổi lên”.

Hơn nữa việc sử dụng các sản phẩm không phù hợp với da hoặc kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây mụn.

  • Môi trường sống:

Không khí ở nước ta là nóng ẩm, lượng mồ hôi cũng như chất bã tiết ra cũng nhiều hơn. Khi gặp được bụi bẩn do môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi khiến mụn trứng cá càng dễ dàng sinh sôi.

  • Gen di truyền:

Đây cũng là một trong những nhân tố liên quan đến sự phát triển của mụn trứng cá ở mỗi người.

Nếu trường hợp cả bố và mẹ đều bị mụn trứng cá thì tỷ lệ mắc phải ở con cái cũng sẽ cao hơn.

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:

Một chế độ ăn uống quá nhiều thịt, đồ có tính cay nóng hay chất kích thích như rượu, bia…. có thể gây mọc mụn do rối loạn chức năng tiêu hóa.

Hơn nữa, việc tiêu thụ các thực phẩm gây hại có thể khiến tắc nghẽn ruột, gan; đồng thời gây thiếu hụt vitamin cũng khoáng chất, từ đó mức độ hấp thụ năng lượng giảm sút, kéo theo giảm sút sức đề kháng của cơ thể.

Hy vọng với những thông tin tổng quan trên đây, bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết về nguyên nhân gây mụn trứng cá, từ đó sẽ biết cách phòng ngừa bệnh một cách an toàn và kịp thời để luôn tự tin mỗi ngày với làn da sạch mụn sáng mịn.

Nếu còn vấn đề quan tâm nào khác, bạn đọc có thể liên hệ với các chuyên gia tại phòng khám da liễu Đông Phương thông qua tổng đài liên hệ  0972.666.497  hoặc để lại câu hỏi tại ĐÂY, bạn sẽ được tư vấn tận tình và cụ thể nhất.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC