X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh tổ đỉa là gì

Bệnh tổ đỉa là gì là thắc mắc của rất nhiều người vì bệnh tuy không hiếm gặp nhưng không phải ai cũng nhận biết được những dấu hiệu của bệnh. Tìm hiểu bệnh tổ đỉa là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh, từ đó sớm phát hiện để điều trị bệnh và phòng tránh không để bệnh xảy ra.

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose. Đây là một thể đặc biệt của bệnh chàm thường khu trú ở lòng bàn chân, bàn tay và rìa các ngón tay – chân, Bệnh có khả năng xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi 20 – 40 không phân biệt nam hay nữ.

Đặc điểm tổn thương của bệnh tổ đỉa là gì?

Y học gọi bệnh tổ đỉa là một loại eczema những khác ở chỗ tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và rìa ngón tay chân, còn eczema thì có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của bề mặt da. Bên cạnh đó, những mụn nước tổ đỉa thường to, chắc, sâu và khó vỡ hơn mụn nước eczema.Tổ đỉa giống eczema ở chỗ bệnh gây ngứa nhiều khiến người bệnh phải gãi thường xuyên và chà xát làm vỡ mụn nước. Điều này dễ gây nên nhiễm khuẩn, sưng tấy, nhiều trường hợp còn nổi hạch và phát sốt. Căn bệnh này tiến triển dai dẳng và có khả năng tái phát theo chu kỳ khi trởthành mạn tính nên dân gian còn gọi nó là bệnh theo tuần trăng. Tổ đỉa kéo dài khiến sinh hoạt, công việc của người bệnh gặp nhiều trở ngại.

Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa

Đặc điểm chính của tồn thương do tổ đỉa gây ra là xuất hiện những mụn nước màu trắng trong có kích thước nhỏ khoảng 1mm. Chúng thường tập trung thành từng chùm khiến bề mặt da hơi gồ. Có những trường hợp nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn gây mất thẩm mỹ trên da và khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Có đến 90% trường hợp tổ đỉa xảy ra ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay, bệnh ít gặp ở bàn chân và rìa ngón chân hơn. Thường thì tổn thương hay đối xứng và không bao giờ vượt quá cổ tay hay cổ chân. Đây cũng chính là dấu hiệu bệnh tổ đỉa.

Bên cạnh đó, tổ đỉa còn xảy ra từng đợt theo chu kì và người bệnh thường có cảm giác ngứa hoặc rát sau đó mới xuất hiện mụn nước, với một số bệnh nhân còn có thể kèm tăng tiết mồ hôi. Hầu hết các mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô, ít khi tự vỡ, chúng tạo thành một điểm dày sừng màu vàng đục và tróc da. Triệu chứng của bệnh tổ đỉa khi đã nhiễm khuẩn là mụn nước hoặc bóng nước sẽ chuyển sang màu đục kèm theo hiện tượng sưng đỏ và sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận, khi này người bệnh sẽ bị nóng và sốt.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa là gì?

Những nguyên nhân chính gây tổ đỉa

  • Bị dị ứng với hóa chất trong công việc, sinh hoạt. Tiêu biểu có thể kể đến các chất như dầu mỡ, xăng, xà bông thơm, chất tẩy rửa, xà phòng giặt, dầu thơm, thuốc kháng sinh, xi măng, vôi…
  • Do nhiễm khuẩn trong khi làm việc hoặc do tiếp xúc với đất hay nước bẩn.
  • Dị ứng da với nấm kẽ chân.
  • Tăng tăng tiết mồ hôi chân tay có liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm hoặc làm việc trong môi trường nóng ẩm.

Những yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn

  • Yếu tố tại chỗ: xà phòng, chất tẩy rửa, dung môi, chất liệu da, giày dép chật, đổ mồ hôi nhiều…
Bị tổ đỉa hạn chế sử dụng xà phòng

Bị tổ đỉa hạn chế sử dụng xà phòng

  • Yếu tố trong không khí: lông động vật, khói thuốc, mạt bụi nhà, đất bùn.
  • Nhiễm trùng hay còn gọi là tụ cầu vàng
  • Thực phẩm: hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng, đậu nành, đậu phộng, tinh bột, đồ lên men…

Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa là gì?

Đến nay nguyên nhân chính xác khiến nhiều người mắc bệnh tổ đỉa là gì vẫn chưa được xác định nên phương pháp điều trị bệnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Mục đích chính của điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm giảm các dấu hiệu của bệnh hoặc làm cho chúng biến mất nhưng bệnh lại có khả năng tái đi tái lại bất kì lúc nào.

Phòng ngừa bệnh sẽ giúp bạn giảm thiểu được những ảnh hưởng của bệnh tổ đỉa:

  • Nếu phải tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, dầu mỡ (nhất là những người làm công việc có liên quan đến các chất này) phải đeo găng tay cẩn thận để bảo vệ da.
  • Khi bị dị ứng cần phải tránh xa các chất dị nguyên để tránh làm cho bệnh khởi phát và tạo điều kiện cho bệnh tổ đỉa có cơ hội nảy sinh.
  • Khi có hiện tượng ngứa hay nổi mụn nước nhiều cần đi khám kịp thời để điều trị và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể nhất là chân tay và các kẽ ngón để tạo cơ hội cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
  • Khi thời tiết nóng hay ẩm ướt thì tốt nhất nên giữ cho chân tay và các kẽ chân tay sạch sẽ, khô ráo.

Là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu về điều trị bệnh da liễu, phòng khám da liễu Đông Phương đã tiến hành thăm khám và chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa bằng phương pháp đông tây y kết hợp. Bênh nhân thực hiện điều trị bằng phương pháp này đã thấy được hiệu quả chữa trị rõ rệt bởi các triệu chứng ngứa và nổi mụn nước nhanh chóng chấm dứt. Sau điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân cách thức chăm sóc da và các biện pháp giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh tổ đỉa.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu bệnh tổ đỉa là gì hay cần tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến căn bệnh này, hãy liên hệ 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC