Thuốc chữa viêm da trên thị trường có rất nhiều và cũng đã có không ít người tự mua thuốc về chữa bệnh mà không lường trước được những hệ lụy có thể xảy ra. Để việc dùng thuốc mang lại hiệu quả, đảm bảo an toàn, hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây.
Tại sao cần phải chữa viêm da?
Viêm da tuy không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe nhưng lại gây nên những tác động lớn về nhiều mặt khác nên điều trị viêm da là việc làm cần thiết và cần thực hiện càng sớm càng tốt thì mới đạt được hiệu quả.
- Viêm da gây ngứa với những cơn âm ỉ hoặc dữ dội nên khi càng gãi cảm giác ngứa càng gia tăng, bề mặt da dày lên, bệnh trầm trọng hơn và những vùng da tổn thương do gãi có khả năng bị nhiễm trùng.
- Tính trạng viêm kéo dài mà không được điều trị sẽ dẫn tới tình trạng phù nề, có dịch chảy ra, đóng vảy tiết, bội nhiễm do da tổn thương bởi vết gãi hình thành mủ và vẩy tiết vàng, rất bất tiện cho công việc và sinh hoạt.
- Da bị viêm rất dễ mẩn đỏ, sần sùi, dày cộm gây mất thẩm mỹ
- Viêm da thần kinh có thể tác động tới các dây thần kinh, khiến đau cơ và đau đầu kéo dài có thể đến vài tháng sau khi đã khỏi bệnh.
Hiện nay có rất nhiều cách để chữa viêm da, trong đó có cả phương pháp dùng thuốc. Áp dụng thuốc chữa viêm da đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện triệu chứng viêm da đồng thời ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát.
Thuốc chữa viêm da
Muốn biết tình trạng bệnh viêm da của mình có thế dùng thuốc trị bệnh viêm da được không bạn cần đến trực tiếp cơ sở chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Qua việc tiến hành một số kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn mắc viêm da dạng nào, có thể dùng thuốc chữa viêm da hay không và dùng như thế nào để đạt hiệu quả cao. Cách điều trị các loại viêm da khác nhau nên thuốc được chỉ định dùng cho từng loại bệnh cũng không giống nhau, chỉ khi thăm khám bạn mới biết được bệnh của mình đề dùng thuốc sao cho đúng. Về phía người bênh, sau khi đã có chỉ định về việc dùng thuốc cần thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng sử dụng hay đổi loại thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Thuốc điều trị viêm da thường gồm
Thuốc bôi trị viêm da: Thuốc corticoid (dermocorticoid)
Đây là một trong những loại thuốc đóng vai trò chủ chốt để chống viêm da nhất là đối với những bệnh nhân đang ở đợt kịch phát.
Các thuốc dermocorticoid cũng có thể dùng bởi chúng có tác dụng chống viêm do làm co mạch, làm biến đổi các phản ứng miễn dịch và ức chế các chức năng của bạch cầu. Không những thế, chúng còn chống tăng sinh làm hạn chế sự tổng hợp collagen. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây teo da. Đặc biệt, cần thận trọng khi dùng dermocorticoid ở mí mắt vì nguy cơ glaucome hoặc đục thủy tinh thể.
Các loại thuốc bôi thường dùng ngày một lần cho tới khi đỡ và thực hiện trong khoảng 10 ngày. Thời gian tốt nhất để bôi thuốc là buổi tối vì thời điểm này có thể giữ thuốc tại chỗ lâu hơn. Nếu bôi thuốc với số lần nhiều hơn có thể gây nên tác dụng phụ hoặc việc ngấm thuốc qua da tăng cao sẽ khiến da tổn thương hơn.
Thuốc kháng sinh: Tacrolimus (protopic)
Thuốc thường được dùng với những trường hợp viêm da nặng đã dùng dermocorticoid đúng quy cách mà vẫn không đáp ứng được hiệu quả điều trị. Thuốc rất ít hấp thu toàn thân và ức chế sự tổng hợp cũng như giải phóng các cytokin gây viêm mà không có tác dụng phụ như kem bôi corticoid, có thể dùng ở mặt và thân nhưng không được bôi lên các niêm mạc, dưới băng kín hoặc trên da nhiễm khuẩn. Thuốc chống chỉ định đối với người suy giảm miễn dịch và trẻ em dưới 2 tháng tuổi. Về liều lượng, thuốc chỉ bôi lên các tổn thương mỗi ngày hai lần dưới dạng lớp mỏng cho tới khi khỏi bệnh. Khi dùng 2 tuần nếu không thấy hiệu quả thì nên ngừng ngay và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong quá trình sử dụng thuốc.
Thuốc kháng histamin
Tình trạng ngứa da do viêm da không phải chỉ đơn thuần do histamin nên thuốc kháng histamin dùng cho chỉ định này cũng đem lại hiệu quả thất thường nhưng cũng làm giảm bớt ngứa. Tuy nhiên không nên dùng các kháng histamin nhóm phenothiazin trong thời kỳ ra nắng nhiều bởi nguy cơ nhạy cảm ánh sáng.
Thuốc chống nhiễm khuẩn
Có tác dụng chống bội nhiễm vi khuẩn trong các trường hợp lở, chốc hoặc viên nang do tụ cầu vàng. Thuốc có thể dùng tại chỗ hoặc phối hợp với các thuốc làm dịu, thuốc sát khuẩn để tránh chọn lọc vi khuẩn. Với một số trường hợp, nếu cần thiết bác sĩ sẽ dùng đến liệu pháp kháng sinh bằng đường uống.
Bệnh nhân ngoài sử dụng một số loại thuốc nêu trên còn có thể dùng thuốc giảm đau nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ để có loại thuốc cho phù hợp.
Về cơ bản, sử dụng thuốc chữa viêm da cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc làm bệnh thêm nặng hơn. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có vấn đề khác thường bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để kịp thời xử trí. Những điều này sẽ được bác sĩ chuyên khoa của phòng khám da liễu Đông Phương hướng dẫn cụ thể trong quá trình thăm khám, điều trị và chăm sóc sau trị liệu.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về viêm da, bạn cũng có thể gọi tới hotline 0983.000.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp.
Facebook: Phòng khám Đa Khoa Đông Phương
Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!