Hãy cùng tìm hiểu các cách trị chàm khô ở bài viết ngay dưới đây để có thể làm giảm các tổn thương cũng như hạn chế bệnh tiến triển nặng nề hơn với những triệu chứng khó chịu. Bởi chàm khô dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý ngoài da khác, những người mắc bệnh lại thường tự ý chuẩn đoán và dùng thuốc điều trị bệnh tại nhà, vô cùng nguy hiểm. Vậy đâu là cách trị bệnh chàm khô và cách nào đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay?
Chàm khô là một dạng của bệnh chàm, và cũng như các thể chàm khác, các triệu chứng của bệnh chàm khô khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Khi bị bệnh, người bệnh sẽ phát hiện các triệu chứng như da khô ráp, nứt nẻ, bong tróc lần lượt hết lớp này đến lớp khác.
Bệnh tuy không ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh nhưng chàm khô lại ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý (do làn da thiếu thẩm mỹ) cũng như hoạt động sinh hoạt mỗi ngày của người mắc phải.
Bệnh chàm khô có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng chủ yếu ở vị trí tay và chân do vùng da này thường xuyên tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh nhiều nhất.
Vậy hãy cùng tìm hiểu các cách điều trị chàm khô ngay sau đây để có hướng xử lý bệnh cũng như hạn chế bệnh tiến triển nặng nề hơn.
Cách trị chàm khô tại nhà
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh chàm khô tại nhà rất đơn giản bằng các công thức vô cùng dễ làm từ nguyên liệu thiên nhiên, có thể áp dụng các cách như:
Trị bệnh chàm khô bằng củ khoai tây:
Giã nát củ khoai tây rồi đắp lên vùng da bị chàm. Một cách khác là ép lấy nước củ khoai tây rồi bôi nước này lên da nhiều lần trong ngày.
Phương pháp này có tác dụng giảm sưng tấy, làm dịu và làm mềm da rất tốt.
Trị bệnh chàm khô bằng dầu dừa:
Biện pháp trị chàm khô này rất đơn giản, chỉ cần thường xuyên bôi dầu dừa lên da, có thể kết hợp sử dụng dầu dừa trong chế độ ăn uống dinh dưỡng hằng ngày để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Trong dầu dừa có nhiều chất giúp kháng khuẩn, chống viêm cũng như cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng tái tạo da như acid caprylic, acid lauric, vitamin E và K..
Bên cạnh đó, dầu dừa còn có khả năng làm giảm cảm giác ngứa ngáy hay viêm da do bệnh gây ra do có chứa các chất antimicrobial, antioxidant, anti-fungal và antibacterial.
Trị bệnh chàm khô bằng muối hạt:
Áp dụng phương pháp này bằng cách rang muối hột khoảng 5 – 10 phút, đợi muối nguội bớt rồi giã nhỏ rồi chà xát lên vùng da bị bệnh.
Phương pháp này có khả năng diệt khuẩn, khử trùng và kháng viêm rất tốt; hơn nữa còn có tác dụng làm mềm da và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Khi thực hiện bạn nhớ cần thực hiện một cách nhẹ nhàng để hạn chế làm đau rát và tổn thương cho da.
Các cách trị chàm khô này nếu được thực hiện đúng cách và kiên trì thì có thể đem lại hiệu quả điều trị khá cao. Tuy nhiên, thời gian điều trị khá lâu, trong khi chỉ có thể điều trị bệnh ở thể nhẹ, thậm chí nhiều trường hợp còn khiến bệnh viêm nhiễm, cần tìm kiếm một phương pháp khác.
Cách trị chàm khô bằng Đông y
Theo Đông y, các bệnh lý ngoài da, bao gồm bệnh chàm khô thường do phong mà gây ra. Để điều trị bệnh thật hiệu quả thì các bác sỹ sẽ căn cứ từng mức độ của bệnh mà cắt các bài thuốc phù hợp.
Trị bệnh chàm khô cấp tính:
Là trường hợp do nguyên nhân phong phối hợp cùng nhiệt và thấp.
– Bài thuốc điều trị thể thấp nhiệt, nhằm thanh nhiệt táo thấp.
Nguyên liệu gồm có Thổ phục linh 20g, ngân hoa 20g, sinh địa 20g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, bạch tiễn bì 12g, khổ sâm 12g, linh bì 12g, hoàng đằng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Bài thuốc điều trị thể phong nhiệt, nhằm sơ phong thanh nhiệt và trừ thấp.
Nguyên liệu gồm có ngưu bàng 12g, kinh giới 12g, trạch tả 12g, chi tử 12g, khổ sâm 12g, sài hồ 8g, qui đầu 8g, long đởm thảo 8g, sinh địa 8g, hoàng bá 8g, hoàng cầm 8g, sa tiền 8g, mộc thông 8g, thuyền thoái 6g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Thuốc dùng ngoài có thể sắc đặc kinh giới, tô mộc… rồi ngâm vị trí tổn thương khi nước còn nóng.
Trị bệnh chàm khô mãn tính:
Là trường hợp do nguyên nhân phong phối hợp cùng huyết táo gây ra.
Trị chàm khô bằng cách khu phong dưỡng huyết nhuận táo.
Nguyên liệu gồm có thục địa 20g, kinh giới 16g, qui đầu 12g, bạch thược 12g, phòng phong 12g, hi thiêm 12g, tiễn bì 10g, khổ sâm 8g, xuyên khung 8g, tật lê 8g, hoàng bá 8g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Có thể dùng thêm thuốc ngâm gồm hi thiêm và kinh giới, mỗi vị 50g. Nấu thành nước rửa để giảm ngứa và làm mềm da.
Sử dụng thuốc Đông y khá là an toàn do sử dụng các vị thuốc thảo dược từ thiên nhiên, nhất là với các đối tượng có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, một nhược điểm của thuốc Đông y là thời gian điều trị khá lâu, bệnh cũng dễ tái phát, hơn nữa việc sử dụng thuốc cũng khá là bất tiện do nhiều công đoạn phức tạp.
Cách trị chàm khô bằng Tây y
Để điều trị bệnh chàm khô, các bác sỹ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc Tây y có tác dụng giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm cũng như giảm khả năng mẫn cảm cho da để tránh bệnh tái phát. Có thể kể đến như:
Với trường hợp nhẹ:
Có thể đắp dung dịch Jarish lên vùng bị tổn thương cho đến khi mụn chảy nước.
Có thể bôi thêm dung dịch xanh metylen hoặc dung dịch thuốc castellani lên vùng da tổn thương nhằm ngăn chặn tình trạng da bị bội nhiễm.
Có thể uống thêm một số thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamin (có thể kể đến như citirizin, telfast, loratadin..) cùng một số dòng kháng sinh để tránh bội nhiễm.
Tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, bác sỹ có thể chỉ định cách chữa chàm khô sử dụng một số loại thuốc chứa corticoid liều thấp để đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Với trường hợp nặng:
Có thể sử dụng những loại thuốc chứa corticoid như dermovate, flucinar, eumovate, lorinden hoặc thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus dạng bôi để điều trị bệnh chàm khô thể nặng, nhất là trường hợp bệnh ở mặt.
Bên cạnh đó, bác sỹ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc như physiogel cleanser, cetaphyl… để làm ẩm da.
Với trường hợp triệu chứng viêm nhiễm nặng toàn thân thì cần điều trị chàm bằng các loại kháng sinh thông dụng và thuốc chống dị ứng da dưới sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Trị bệnh chàm khô bằng thuốc Tây y thường đơn giản và đem lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh dễ tái phát và có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
Cách trị chàm khô tại Đông Phương
Phòng khám da liễu Đông Phương được đánh giá là một trong những cơ sở y tế uy tín điều trị bệnh chàm nói chung, bệnh da liễu nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiện tại phòng khám áp dụng “Liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch Đông Tây y” điều trị bệnh chàm khô một cách hiệu quả theo nguyên lý trị liệu trong, diệt bên ngoài, nhanh chóng làm giảm triệu chứng bệnh, làm lành và phục hồi tổn thương, đồng thời có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Phương pháp này được giới chuyên môn đánh giá cao cũng như được nhiều người bệnh tin tưởng, lựa chọn, phản hồi tốt bởi:
Phương pháp phân loại và điều trị đúng nguyên nhân bệnh chàm
Phương pháp phân loại chính xác nguyên nhân bệnh chàm trên từng cá nhân, nhanh chóng giảm ngứa, bài tiết độc tố; đồng thời tác động trực tiếp lên vùng da bị bệnh, đem lại hiệu quả điều trị chính xác cũng như mang lại một làn da sạch khỏe.
Phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng, an toàn.
Phương pháp điều trị từ 2 phía “trong thanh ngoài lọc”, có thể giảm ngứa, giảm nhiệt trong máu một cách hiệu quả; đồng thời khôi phục khả năng tuần hoàn máu bình thường của cơ thể.
Phương pháp giúp khôi phục và nâng cao hệ miễn dịch.
Thông qua việc khôi phục khả năng tuần hoàn máu bình thường của cơ thể, phương pháp nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như duy trì sự cân bằng của trạng thái cơ năng sinh lý tự nhiên trong cơ thể.
Trên đây là những tư vấn và chia sẻ của bác sỹ Đông Phương về cách trị chàm khô. Nếu bạn hay người thân đang ngày ngày đối diện với sự khó chịu do bệnh gây ra thì đừng ngần ngại, hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi theo tổng đài 0983.000.497 để được tư vấn cụ thể nhất.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!