X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bị thủy đậu nên bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Bị thủy đậu nên bôi thuốc gì là điều cần được tìm hiểu để tránh tình trạng dùng sai thuốc, sai phương pháp. Thủy đậu là căn bệnh có khả năng lây truyền qua đường hô hấp, vậy dùng thuốc bôi nào để nhanh khỏi bệnh?

Điều kiện xảy ra thủy đậu

Bệnh thủy đậu do virus varicella zoster gây nên. Nếu người mắc thủy đậu nói, ho hoặc hắt hơi… thì virus bắn ra ngoài tan thành bụi, khi người khác hít phải bụi này sẽ bị lây bệnh. Chính vì thế mà thủy đậu rất dễ bùng phát thành dịch. Thủy đậu có nguy cơ xảy ra nhất đối với trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp, trẻ sơ sinh, bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch…

Bi Thuy Dau Nen Boi Thuoc Gi

Người bị thủy đậu nên bôi thuốc gì?

Virus thủy đậu có thời gian ủ bệnh khoảng 10 – 20 ngày sau khi xâm nhập vào cơ thể. Sau thời gian này người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm virut điển hình như: nhức đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng và ngứa, chảy nước mũi, chán ăn, trên da bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ có đường kính vài milimet. Đầu tiên nốt ban bắt đầu ở vùng đầu, vùng mắt sau đó lan ra toàn thân. Những nốt ban này nhanh chóng phát triển thành các nốt phỏng có dịch nước bên trong sau đó chúng đục dần, có thể có mủ, sau 8 – 10 tiếng thì bị vỡ ra và đóng vảy. Khi nốt đậu nổi ngày càng nhiều hơn là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng hơn.

Thời gian kéo dài bệnh khoảng 7 – 10 ngày và chấm dứt. Nếu không có biến chứng thì các nốt đậu sẽ khô dần, tróc vảy, vùng nơi nổi mụn nước bị thâm, không để lại sẹo. Sẹo có thể xảy ra khi bị nhiễm khuẩn mụn nước.

Bị thủy đậu nên bôi thuốc gì ?

Nhiều người vì không biết bị thủy đậu nên bôi thuốc gì nên ngay khi vừa thấy nốt đậu đã bôi xanh methylen chi chít khắp người mà không biết rằng đây là việc làm không cần thiết mà gây mất thẩm mỹ. Vậy nếu bị thủy đậu nên bôi thuốc gì?

Muốn tránh hiện tượng dịch mủ thủy đậu làm dính mắt người bệnh hoặc mụn xuất hiện trong niêm mạc mũi cần dùng thuốc sát khuẩn như argyrol 1 phần trăm, kem acyclovir 3%, chloramphenicol 4 phần nghìn để nhỏ mắt, nhỏ mũi.

Khi cần giảm ngứa có thể dùng kem bôi acyclovir 5%. Thuốc này còn giúp hạn chế thương tổn và bội nhiễm. Khi bóng mụn vỡ thì bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, nhanh chóng làm se khô nốt mụn, ngừa bội nhiễm vi khuẩn.

Bị thủy đậu nên bôi thuốc gì cần tuyệt đối không bôi mỡ penicillin, mỡ tetracyclin hay thuốc đỏ.

Với bệnh thủy đậu ở trẻ em cha mẹ nên lưu ý giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ bằng cách giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay, đeo bao tay cho trẻ, xoa phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; cố gắng tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ dễ gây nhiễm trùng.

Thuốc bôi thủy đậu theo từng giai đoạn bệnh:

Thuốc bôi khi còn mủ nước

Trong giai đoạn tổn thương còn ở dạng mủ nước và bóng mủ nên sử dụng các loại thuốc bôi như eosin 2%, milian,… nhằm kháng khuẩn đồng thời làm khô nhanh các mụn thủy đậu.

Bi Thuy Dau Nen Boi Thuoc Gi

Bị thủy đậu nên bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Thuốc bôi khi phỏng nước bị vỡ

Khi nốt phỏng vỡ cần chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ để làm se nốt, sát trùng khô nhanh và ngừa bội nhiễm vi khuẩn.

Thuốc bôi khi thủy đậu khô mài

Giai đoạn này thường sử dụng các dạng thuốc hoặc gel bôi kháng sinh để ngăn ngừa tổn thương ở bề mặt da đồng thời làm giảm ngứa ngáy.

Thuốc bôi khi các nốt thủy đậu sắp lành

Khi này người bệnh nên sử dụng madecassol, cicaplast, curiosin,… với mục đích làm kích thích tăng sinh liên kết collagen dưới da, tăng khả năng đàn hồi cho da và làm lành vết thương mà không để lại sẹo.

Bên cạnh việc tìm hiểu bị thủy đậu nên bôi thuốc gì người bệnh cũng nên biết những thuốc cần tránh như mỡ penicillin, mỡ tetracyclin hoặc thuốc đỏ và không nên chọc vỡ nốt phỏng.

Một số loại thuốc khác cũng có tác dụng trị thủy đậu

Ngoài việc dùng thuốc bôi, người mắc thủy đậu cũn có thể sử dụng thêm các loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc uống chống virus có tác dụng giảm độ nặng của bệnh và giảm các ca nhiễm thứ phát, nên dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu của bệnh. Tác dụng không mong muốn mà thuốc có thể gây ra như nôn và buồn nôn. Người bị suy giảm miễn dịch không nên dùng acyclovir đồng thời với zidovudin vì chúng có thể gây trạng thái ngủ lịm, lơ mơ.

Để giảm tình trạng ngứa có thể uống kháng histamin tổng hợp hoặc dùng bôi kem kháng histamin. Thuốc Kháng histamin uống tiêu biểu như siro phenergan, chlopheniramin,… Tuy nhiên thuốc có thể gây khô miệng, ngủ gà… Trẻ em nên dùng dạng siro nhưng khi dùng cần chú ý để tránh dùng quá liều để không gây ra các tác dụng phụ.

Một số bài thuốc đông y cũng có tác dụng trị thủy đậu khá tốt vì có tác dụng sơ phong thanh nhiệt. Với trường hợp thủy đậu còn nhẹ có thể dùng 12g cam thảo, 10g dây lá tre, 12g sinh địa, 12g vỏ đậu xanh, 8g hoàng đằng, 8g rễ cây sậy, 12g ngân hoa. Đem tất cả vị thuốc này sắc lên uống mỗi ngày một thang. Trường hợp bệnh nặng dùng 12g kim ngân, 8g liên kiều, 12g sinh địa, 8g xích thược, 16g bồ công anh, 8g chi tử (sao) đem sắc uống hàng ngày.

Nếu cần tìm hiểu thêm về bị thủy đậu bôi thuốc gì bạn cũng có thể đến trực tiếp phòng khám da liễu Đông Phương để được bác sĩ thăm khám và tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả. Bạn cũng có thể gọi tới hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC