X
livechat
Tìm kiếm [x]

Hiện tượng của bệnh thủy đậu là gì ?

Hiện tượng của bệnh thủy đậu cần được tìm hiểu để chủ động chữa trị hiệu quả, tránh lây lan thành dịch cho cộng đồng. Vậy làm thế nào để nhận biết vấn đề này.

Thế nào là bệnh thủy đậu?

trieu chung benh thuy dau

Bệnh thủy đậu được hình thành do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Nếu người mang siêu vi thủy đậu nói, ho hoặc hắt hơi… thì những siêu vi này sẽ theo nước bọt hay nước mũi bắn ra ngoài và tan thành bụi, người bình thường khi hít phải bụi này sẽ nhanh chóng lây bệnh. Thủy đậu ở trẻ em hơn phổ biến hơn người lớn. Thời gian ủ bệnh thủy đậu cho đến khi phát ban thường khoảng 2 -­ 3 tuần.

Những hiện tượng của bệnh thủy đậu

Ban đầu, người bệnh có dấu hiệu sốt nhẹ khoảng vài ngày sau đó trên da nổi lên những dát đỏ; và sau đó 1 ­- 2 ngày các các mụn bóng nước giữa các nến đỏ đó sẽ xuất hiện. Chúng thường có ở thân mình rồi lan dần lên mặt, tay và chân. Ban đầu bên trong mụn bóng nước chứa một chất dịch trong, sau khoảng 1 ngày thì dịch này trở nên đục như mủ và sau khoảng 2 – 3 ngày nữa, chúng đóng thành vảy, rụng dần, nếu không biến chứng thì gây ra sẹo.

Hiện tượng của bệnh thủy đậu khi có mụn nước thường thành nhiều đợt khác nhau khiến cho trên cùng một vùng da, trong cùng một thời gian mắc bệnh có thể thấy nhiều dạng khác nhau: có khi là dát đỏ có khi là mụn nước trong, mụn đóng vảy, mụn nước đục,…

Nhận biết hiện tượng bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn

Giai đoạn đầu

Nếu bệnh mới chớm thì hiện tượng của bệnh thủy đậu thường là sốt, đau đầu, chán ăn, uể oải, mệt mỏi.

Hiện tượng bệnh thủy đậu ban đầu là sốt, mệt mỏi

Hiện tượng bệnh thủy đậu ban đầu là sốt, mệt mỏi

Khi đã bị siêu vi xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp hoặc trực tiếp tiếp xúc với người bệnh thì thời gian ủ bệnh vào khoảng 10 – 20 ngày sau đó bắt đầu xuất hiện hiện tượng của bệnh thủy đậu.

Giai đoạn thứ hai

Lúc này người bệnh xuất hiện các vết phỏng nước lan dần trên khắp cơ thể với đường kính vài milimet. Sau đó 1 – 2 ngày sẽ hiện tượng của bệnh thủy đậu là các nốt đậu sẽ xuất hiện. Đầu tiên, phỏng nước xuất hiện ở mặt, ngực, lưng và lan dần khắp cơ thể. Các mụn bóng nước ban đầu chứa chất dịch màu trong nhưng sau một ngày sẽ chuyển sang đục giống như mụn mủ và 2 – 3 sau có thể đóng vảy.

Giai đoạn thứ ba

Đây được xem là giai đoạn phục hồi bệnh. Lúc này nếu bệnh không bị biến chứng thì sẽ khỏi sau khoảng 1 -2 tuần với dấu hiệu mấy dần các nốt mụn, sức khỏe hồi phục, hết hạch sau tai, hết đau họng… nhưng có thể để lại sẹo.

Hiện tượng của bệnh thủy đậu có thể gây nên biến chứng

Thủy đậu tuy không nguy hiểm như nhiều bệnh khác nhưng nếu không kịp thời nhận biết để điều trị bệnh thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trên thực tế, điều này đã xảy ra với không ít trẻ nhỏ. Đã có những trường hợp trẻ bị xuất huyết ở các mụn thủy đậu, bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác, vi khuẩn xâm nhập ồ ạt vào máu gây ra nhiều bệnh khác… Biến chứng “nhiễm khuẩn huyết” do bệnh gây nên có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Một số trường hợp có biến chứng viêm phổi nặng và khó điều trị. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây viêm não với các biểu hiện sau thủy đậu trẻ quờ quạng chân tay, vật vã, co giật, hôn mê…

Làm gì khi có hiện tượng của bệnh thủy đậu?

Do thủy đậu có thể lây nhiễm cho cộng đồng nhất là người thân trong gia đình nên nếu có triệu chứng bệnh thủy đậu bạn nên thực hiện một số biện pháp để hạn chế lây lan đồng thời tránh các biến chứng và tăng hiệu quả điều trị bệnh:

  • Trong khoảng thời gian khi thấy có triệu chứng bệnh đầu tiên cho đến khi các phỏng nước đóng vảy khô hãy cách ly bằng cách: nằm trong phòng riêng có ánh sáng mặt trời, thoáng khí.
  • Khi thấy khó chịu, mệt mỏi, lừ đừ, co giật, hôn mê hoặc xuất huyết trên nốt rạ,… hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để có cách điều trị bệnh thủy đậu phù hợp, kịp thời và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
  • Không dùng chung các vật dụng sinh hoạt cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, chén, ly, muỗng…
  • Hàng ngày dùng dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng.
  • Tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày, mặc quần áo rộng, mỏng, nhẹ.
  • Nếu trẻ em mắc thủy đậu hãy cắt móng tay cho trẻ và giữ móng tay trẻ sạch hoặc dùng bao tay vải để bọc tay trẻ để tránh việc trẻ gãi làm trầy xước các nốt phỏng nước khiến gây ra biến chứng nhiễm trùng da.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý bằng việc ăn các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả.
  • Dùng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt phỏng nước khi chúng đã vỡ.
  • Nếu sốt cao hãy dùng thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng không được dùng thuốc Aspirin. Với trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng với biểu hiện nốt rạ có mủ, vùng da xung quanh tấy đỏ có thể dùng kháng sinh nhưng cần được chỉ định của bác sĩ.

Qua những thông tin hữu ích từ chuyên gia của phòng khám da liễu Đông Phương, hy vọng bạn có thể nhận biết được hiện tượng của bệnh thủy đậu để xử trí hợp lí.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0983 000 497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC