Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh ngoài da thường gặp có khả năng lây lan dễ dàng. Bản chất của bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc và điều trị thì bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hại về sức khỏe.
Bệnh thủy đậu do đâu mà có?
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu do virus varicella zoster gây ra và thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Khi xâm nhập vào cơ thể người lớn virus này gây ra hậu quả nặng hơn vì có nguy cơ bị biến chứng cao nhất là viêm phổi. Với những người có hệ miễn dịch suy yếu thì nguy cơ nhiễm loại virus này cao hơn.
Sở dĩ thủy đậu phổ biến ở trẻ em hơn người lớn là do hầu hết mọi người đều mắc thủy đậu khi còn bé và lớn lơn sẽ không bị lại nữa.
Những triệu chứng của bệnh thủy đậu
Hiện tượng của bệnh thủy đậu khởi phát là xuất hiện ban phồng rộp trên các vùng da trên cơ thể. Người bệnh lúc đầu sẽ cảm thấy ốm yếu và sốt từ 1 đến 2 ngày sau đó mới xuất hiện ban phồng rộp. Vị trí tồn tại đầu tiên ở trên mặt và da đầu sau đó mới lan rộng xuống ngực, bụng, cánh tay và chân. Cũng có những trường hợp các nốt này xuất hiện không nhiều.
Sau khoảng 3 – 4 ngày ngứa thì các vết sẽ khô lại.
Những biến chứng do thủy đậu gây nên
Biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu là tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da bởi nốt phỏng gây ngứa và khiến cho người bệnh hay gãi, dễ làm vỡ nốt phỏng tạo cơ hội cho vi khuẩn nhất là liên cầu và tụ cầu xâm nhập. Một số trường hợp biến chứng này có thể nặng hơn.
Với phụ nữ có thai nếu mắc thủy đậu có thể nguy hiểm tới thai nhi. Thai phụ trong 3 tháng đầu của thai kì nếu bị thủy đậu có thể khiến phôi thai mất chi, đục thủy tinh thể, viêm tắc võng mạc. Nếu mắc bệnh khoảng 5 ngày trước khi sinh thì trẻ sinh ra sẽ dễ bị thủy đậu bẩm sinh vì nhiễm virus vào máu, thậm chí còn có thể tử vong.
Những biến chứng khác có thể xảy ra:
- Viêm phổi
Nếu virus VZV xâm nhập vào hệ hô hấp có thể gây viêm phổi. Khả năng biến chứng này phổ biến nhất đối với trẻ vị thành niên, người lớn và phụ nữ có thai. Những người bị phổi, hút thuốc lá nhiều, suy giảm miễn dịch cũng rất dễ bị biến chứng này.
- Biến chứng thần kinh (viêm não)
Biến chứng này thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ nhỏ và xảy ra sau khi các nốt phỏng xuất hiện khoảng 5 – 10 ngày. Trẻ em nếu bị thủy đậu biến chứng gây viêm não ở tiểu não gọi là hiện tượng mất điều hòa tiểu não cấp tính. Đối với người lớn thì biến chứng này xuất hiện ở một vùng não lớn hơn gây nguy hiểm nặng hơn. Những người bị biến chứng này thường bị nhức đầu, sốt đột ngột hoặc sốt li bì, buồn nôn, mẫn cảm với ánh sáng, nếu bị nặng có thể gây co giật dẫn đến liệt.
- Suy giảm thị giác
Khi virus VZV xâm nhập vào giác mạc sẽ gây ra biến chứng này. Nó gây viêm giác mạc, tổn thương mắt và để lại sẹo.
- Hội chứng Reye
Trường hợp này xảy ra khi trẻ mắc thủy đậu có sử dụng aspirin vì đây là loại thuốc chống chỉ định đối với người mắc thủy đậu dưới 20 tuổi.
Bên cạnh những biến chứng phổ biến nêu trên thì thủy đậu còn có thể gây viêm khớp, viêm cầu thận, viêm cơ tim, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, xuất huyết nội tạng…
Điều trị thủy đậu như thế nào?
Nếu thủy đậu chỉ gây tổn thương trên da mà không ảnh hưởng đến nội tạng thì cần chăm sóc da để tránh tình trạng nhiễm trùng đồng thời hạn chế tối đa khả năng lây lan cho người khác qua đường thở hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của các mụn do bóng nước bị bể.
Thuốc điều trị bệnh thủy đậu thường có:
- Thuốc uống
Chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc bôi
Nếu tổn thương do thủy đậu gây ra còn mụn và bóng nước thì có thể sử dụng thuốc màu để bôi như Eosin 2%, Milian… nhằm kháng khuẩn và làm khô các tổn thương trên da. Với trường hợp tổn thương đã khô mài sang màu nâu vàng thì cần sử dụng các thuốc bôi dạng gel hoặc kem chứa kháng sinh vì chúng không những ngăn ngừa tổn thương khỏi bị nhiễm trùng mà còn làm giảm cảm giác căng và khó chịu tại vùng da tổn thương.
Những trường hợp tổn thương đã khô mài nhưng không có mủ thì có thể sử dụng thuốc giúp liền sẹo như Curiosin, Madecassol, Cicaplast, Epithélial… Công dụng của các loại thuốc này là kích thích đàn hồi, tăng sinh sợi liên kết và giúp tổn thương trở nên lành lặn, đẹp đẽ.
Ngoài ra bạn cũng cần duy trì chế độ ăn uống khoa học bằng cách bổ sung đầy đủ yếu tố vi lượng và các vitamin cho da, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với người khác trong 5 – 7 ngày đầu mới phát ban.
Phòng tránh bệnh thủy đậu như thế nào?
Biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm phòng thủy đậu sớm nhất có thể. Trẻ 1 – 12 tuổi tiêm vacxin phòng thủy đậu với hàm lượng 0.5 ml, trẻ lớn hơn cần tiêm 2 mũi cách nhau 1 tuần. Phụ nữ trước khi mang thai 3 tháng nên tiêm vacxin phòng thủy đậu để phòng tránh dị tật bẩm sinh gây nên bởi thủy đậu.
Nếu sống trong môi trường có người mắc thủy đậu thì thực hiện cách li với người bệnh cũng là biện pháp để phòng ngừa căn bệnh này.
Bên cạnh những biện pháp đã kể trên, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trước sự tấn công của virus thủy đậu.
Hy vọng những chia sẻ hữu ích của phòng khám da liễu Đông Phương trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh thủy đậu, biết cách phòng ngừa và xử trí khi gặp phải căn bệnh này.
Mọi thắc mắc về bệnh da liễu các bạn vui lòng liên hệ hotline 0983 000 497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!