X
livechat
Tìm kiếm [x]

Những dấu hiệu bệnh lang ben bạn cần biết

Do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta tạo điều kiện phát triển bệnh lang ben mà đây trở thành một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến nhất. Việc nằm bắt được những dấu hiệu bệnh lang ben là rất cần thiết để nhanh chóng phát hiện cũng như có hướng xử lý kịp thời, tránh để bệnh kéo dài khiến người bệnh luôn trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm: Bệnh lang ben có lây không?

Bệnh lang ben là bệnh lý ngoài da do tình trạng nhiễm một loại nấm Malassezia furfur (hay nấm Pityrosporum ovale) gây ra.

Thông thường loại nấm Malassezia furfur hay còn gọi là nấm lang ben sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ sống hoại sinh ngay trên da người.

Khi gặp được cơ hội và điều kiện thuận lợi như ra nhiều mồ hôi, tăng cortisone máu, bôi thoa các loại kem có chứa chất béo lên da.. thì nấm sẽ phát triển một cách nhanh chóng và gây nên bệnh lang ben.

Nấm Malassezia furfur có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác hoặc gián tiếp qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân (khăn lau..) hay nằm chung giường chiếu….

Bên cạnh bệnh lang ben, loại nấm này cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý ngoài da khác như viêm da tăng tiết bã, viêm nang lông, gầu, thậm chí gây nên nhiễm nấm máu nếu chúng có cơ hội xâm nhập vào máu.

Bệnh lang ben thường xuất hiện ở những người trẻ, nhất là lứa tuổi từ 20 – 35 tuổi, bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ em và người già. Bệnh gây nên cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu cho người bệnh.

Vì vậy ngay khi phát hiện bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ là dấu hiệu bệnh lang ben, bạn cần nhanh chóng đi khám để có hướng xử lý và điều trị ngay.

Những dấu hiệu bệnh lang ben

Lang ben là một dạng bệnh lý ngoài da tiến triển một cách âm thầm và lâu dài, có thể nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Hy vọng rằng những thông tin về dấu hiệu bệnh lang ben mà các chuyên gia phòng khám da liễu Đông Phương cung cấp ngay dưới đây có thể giúp bạn đọc có thêm những kiến thức cần thiết về căn bệnh này cũng như có hướng xử lý sớm.

Dấu hiệu bệnh lang ben

Dấu hiệu bệnh lang ben

Tổn thương trên da do bệnh lang ben chủ yếu nằm ở vị trí nửa thân trên như mặt, cổ, ngực, lưng, mạng sườn… chứ hiếm khi xuất hiện ở vùng đùi hay cẳng chân.

Các biểu hiện của bệnh lang ben khi xuất hiện trên da thường không rõ ràng. Ban đầu người bệnh sẽ chỉ phát hiện những chấm hoặc đốm nhỏ đồng chất, phẳng hoặc là hơi gồ so với bề mặt da, có giới hạn rõ ràng và thay đổi màu sắc da (căn cứ vào vùng da).

  • Nếu là vùng da phơi ra ánh sáng sẽ xuất hiện một đốm có màu trắng (hoặc một mảng).
  • Nếu là vùng da không phơi ra ánh sáng sẽ xuất hiện đốm hoặc mảng có màu hồng, màu cà phê sữa, màu nâu hay màu đất….

Các chấm hay đốm lang ben có kích thước khá là đa dạng, thường là hình tròn hoặc hình bầu dục, có thể xuất hiện rải rác, đơn lẻ hoặc tụ lại thành những mảng lớn.

Do những mảng da khi bị lang ben có thể đổi thành nhiều màu khác nhau (căn cứ vào sắc tố da, mức độ phát triển bệnh cũng như sự tiếp xúc ánh nắng mặt trời) mà lang ben còn có tên gọi khác là bệnh nấm nhiều màu (hay còn gọi TINEA versicolor).

Do nấm ngăn cản sự hấp thu tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời nên phần da lành của người bệnh càng ra nắng càng bị sẫm màu, từ đó khiến cho vùng tổn thương càng bị nổi rõ.

Tổn thương trên bề mặt vùng da mắc bệnh lang ben thường xếp thành từng đám, được bao phủ bởi các lớp vảy mịn, dễ bong tróc, khi cạo ra như phấn, không dính và có khả năng lây lan rộng sang các vùng da khác.

Không giống như các bệnh lý ngoài da khác, biểu hiện lang ben thường không xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, hoặc nếu có thì ngứa rất ít.

Tuy nhiên, khi vùng da bị bệnh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc đổ nhiều mồ hôi thì gây nên cảm giác râm ran ngứa, có cảm giác như bị châm chích, kim đâm ngoài da khá là khó chịu.

Do những biểu hiện của bệnh lang ben thường không rõ ràng nên khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc phát hiện bệnh. Chỉ đến khi những vùng da bị hạt màu đã lây lan và loang rộng ra nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể thì mới phát hiện và đi khám.

Từ đó, kéo theo việc chữa trị bị lùi chậm lại, nhất là những trường hợp khi thương tổn nằm ở vùng da khó thấy như lưng….

Để càng lâu, thương tổn càng lan rộng, rất ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như quá trình điều trị sau này, hơn nữa còn trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho người khác.

Không chỉ vậy, rất nhiều bệnh lý ngoài da có triệu chứng tương tự với dấu hiệu bị bệnh lang ben, khiến cho quá trình nhận biết bệnh cũng như điều trị có thể xảy ra nhầm lẫn, như bệnh bạch biến.

Các chuyên gia da liễu Đông Phương xin cung cấp một số cách phân biệt dấu hiệu bệnh lang ben và bệnh bạch biến để hỗ trợ bạn đọc trong việc sớm phát hiện bệnh khi phát hiện các triệu chứng bất thường trên da:

  • Bệnh lang ben thường bắt đầu từ một (một vài) đốm nấm, sau đó do sự phát triển của nấm mà lan rộng ra. Trong khi tổn thương bệnh bạch biến sẽ không loang ra mà vùng da sẽ nhanh chóng bị mất sắc tố.
  • Bệnh lang ben thường xuất hiện vảy mịn, không dính trên vùng tổn thương. Trong khi trên vùng thương tổn bệnh bạch biến không hề xuất hiện vảy.
  • Bệnh lang ben có thể đi kèm tình trạng ngứa, đặc biệt khi ra mồ hôi hoặc tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Trong khi bệnh bạch biến không hề gây cảm giác ngứa ngáy.

Làm gì khi phát hiện dấu hiệu lang ben ?

Bệnh lang ben là một bệnh lý ngoài da dễ bị nhầm lẫn, khó điều trị dứt điểm, khả năng lây nhiễm rất cao mà rất hay tái phát, đặc biệt là khi không có cách điều trị chính xác và phòng ngừa đúng đắn.

Do đó, khi phát hiện những biểu hiện của bệnh lang ben, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám, chẩn đoán và có cách trị bệnh lang ben sớm để ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của bệnh trên da.

Trieu Chung Lang Beng

Thăm khám chuyên khoa ngay khi có triệu chứng lang ben

Thông thường, chẩn đoán bệnh lang ben chủ yếu căn cứ vào lâm sàng, một số trường hợp thì có thể dựa vào cận lâm sàng, một số ít trường hợp sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết.

  • Thử nghiệm KOH: Thực hiện thử nghiệm để tìm các sợi nấm ngắn và thô, cũng như các tế bào hạt men tụ tập lại thành chùm.
  • Dấu hiệu vỏ bào: Thực hiện cạo vỏ bằng ngón tay, vảy trên da bị bong ra, để lại lớp thượng bì phía bên dưới bình thường.
  • Khám nghiệm ánh sáng Wood: Thực hiện khám nghiệm phát hiện những thương tổn màu vàng xanh.
  • Cấy nấm: Thực nghiệm này ít khi được sử dụng.

Căn cứ vào kết quả thăm khám cũng như mức độ tổn thương trên da, bác sỹ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng cụ thể của bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Để xử lý các biểu hiện bệnh lang ben cũng như nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, bác sỹ có thể chỉ định các loại thuốc uống toàn thân hoặc thước bôi tại chỗ ( dưới dạng tuýp, kem, thuốc ủ, xịt….). Những trường hợp bệnh nặng có thể kết hợp sử dụng cả hai loại thuốc.

Các bác sỹ chuyên khoa da liễu Đông Phương khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về để tự điều trị bệnh tại nhà bởi việc này có thể dẫn đến tình trạng kích ứng da, khiến bệnh nặng hơn.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị mang lại là cao nhất, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định chữa trị của bác sỹ về đơn thuốc, loại thuốc sử dụng, liều lượng cũng như thời gian điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh cần hình thành và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da thật hợp lỳ để hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Hy vọng những chia sẻ, giải đáp trên đây của các bác sỹ phòng khám da liễu Đông Phương về các dấu hiệu bệnh lang ben đã cung cấp những thông tin hữu ích cho đọc giả. Nếu còn có bất cứ thắc mắc cùng quan tâm nào về bệnh cũng như các bệnh da liễu khác, bạn đọc có thể liên hệ đường dây nóng 0983 000 497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu.

Facebook: Phòng khám Đa Khoa Đông Phương

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC