X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội phổ biến gây nguy hiểm cho sức khỏe cả nam và nữ. Đặc biệt tỉ lệ nam nữ mắc bệnh lậu gần như tương đương nhưng bệnh lậu ở nữ giới thường khó nhận biết hơn, phát hiện muộn và chữa trị không kịp thời khiến phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn.

Bệnh lậu ở nữ là gì?

Bệnh lậu ở nữ là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu) gây ra, lây truyền nhanh chóng thông qua hoạt động tình dục không được bảo vệ bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng (gây bệnh lậu ở miệng nữ giới) hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Bệnh lậu cũng có thể xuất hiện ở mắt trong trường hợp tay mang chất dịch nhiễm bệnh chạm vào.

Đặc biệt, bệnh lậu ở phụ nữ mang thai có nguy cơ lây sang trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ, sinh đẻ. Bệnh lậu ở phụ nữ cũng hoàn toàn có khả năng lây truyền khi có quan hệ đồng giới.

Dấu hiệu bệnh lậu phụ nữ thường xuất hiện ở những vị trí ẩm ướt của cơ thể, phổ biến nhất là ở cơ quan sinh dục. Có thể thấy các triệu triệu chứng đầu tiên ở niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, trực tràng, cổ họng, miệng…

Dấu hiệu bệnh lậu ở phụ nữ

Rất khó để phát hiện dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới. Rất nhiều trường hợp không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bệnh lậu nào, hơn 50% phụ nữ mắc bệnh lậu không hề có triệu chứng nào trên cơ thể. Chính vì thế mà nguy cơ lây truyền bệnh lậu ở phụ nữ cao hơn nam giới, họ không biết mình bị mắc bệnh và vô tình lây truyền vi khuẩn lậu cho người khác.

Nếu có triệu chứng, bệnh lậu ở phụ nữ thường biểu hiện đầu tiên ở bộ phận sinh dục nhưng cũng có thể xuất hiện ở những bộ phận khác. Các biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới có tính chất đặc trưng và dễ nhận biết hơn.

Bệnh lậu rất hiếm khi có triệu chứng rõ ràng, phần lớn trong số những người có biểu hiện ra bên ngoài dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm âm hộ, âm đạo, chỉ có khoảng 20% trường hợp bệnh lậu nữ giới có biểu hiện đặc trưng rõ ràng.

Một số dấu hiệu bệnh lậu xuất hiện ở phụ nữ bao gồm:

  • Sưng đỏ ở âm hộ và bộ phận sinh dục
  • Cảm giác nóng rát hoặc đau ở niệu đạo, đi tiểu thường xuyên hơn
  • Tăng dịch tiết âm đạo và có màu vàng dạng keo hoặc mủ, có mùi hôi khó chịu
  • Ngứa âm đạo hoặc cảm giác đau đớn vùng chậu, đau bụng dưới
  • Chảy máu bất thường không trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu vùng kín sau quan hệ
Benh Lau O Nu

Hình ảnh bệnh lậu miệng ở nữ

Ngoài ra, ở các bộ phận khác khi bị nhiễm vi khuẩn lậu cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu:

Trực tràng: Đau hoặc ngứa rát hậu môn, chảy dịch mủ vàng, có đốm máu trên giấy vệ sinh khi lau và phải rặn khi đi đại tiện.

Họng: Có thể xuất hiện các triệu chứng như đau rát họng, sưng hạch bạch huyết, có các vết loét nhỏ quanh vòm họng hoặc lưỡi

Mắt: bệnh lậu mắt có thể gây đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy mủ ở mắt

Khớp: bệnh lậu ở khớp có thể khiến các khớp có cảm giác nóng hoặc sưng, đau đớn, khó khăn khi vận động, di chuyển (viêm khớp nhiễm trùng)

Thời gian ủ bệnh lậu

Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ được tính từ khi tiếp xúc với nguồn gây bệnh lậu đến khi các triệu chứng biểu thị ra bên ngoài. Thông thường, thời gian ủ bệnh lậu khá ngắn chỉ từ 2-5 ngày, dao động trong khoảng 1-14 ngày. Trong thời gian ủ bệnh lậu, bệnh nhân chưa có biểu hiện bệnh và không biết mình bị lậu, dễ dàng lây truyền vi khuẩn lậu cầu cho người khác.

Cũng trong thời gian này, vi khuẩn lậu nhanh chóng sinh sôi, lây lan và tấn công các cơ quan khác như niệu đạo, âm đọa, trực tràng, cổ tử cung… Vì thế, khi có biểu hiện ra bên ngoài tình trạng lậu đã khá nghiêm trọng và diễn biến phức tạp.

Benh Lau O Nu 2

Hình ảnh bệnh lậu ở bộ phận sinh dục nữ

Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không?

Bệnh lậu ở phụ nữ rất nguy hiểm. Do khó khăn trong việc phát hiện bệnh lậu, khi bắt đầu điều trị bệnh lậu đã khá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác. Đồng thời, việc điều trị chậm trễ hoặc không triệt để có thể khiến lậu để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng bệnh lậu mà phụ nữ có thể gặp phải như:

  • Gây viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, niệu đạo, ống dẫn trứng.
  • Khi không được điều trị, bệnh lậu có thể phát triển thành viêm vùng chậu
  • Vi khuẩn lậu di chuyển theo ống sinh sản gây bệnh cho âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng gây viêm
  • Vi khuẩn lậu có thể gây tổn thương và tạo sẹo tại ống dẫn trứng, gây tắc ống dẫn trứng, khiến việc thụ tinh gặp khó khăn dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
  • Ống dẫn trứng bị tổn thương, bất thường do lậu có thể làm phôi thai bị mắc kẹt trong ống dẫn trứng, không di chuyển được về tử cung gây mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm
  • Lậu có thể lan vào máu gây nhiễm trùng máu, di chuyển và gây bệnh cho nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
  • Bệnh lậu ở phụ nữ mang thai có thể lây cho thai nhi gây biến chứng mù lòa, nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu thậm chí đe dọa tính mạng thai nhi
  • Phụ nữ mắc bệnh lậu có nguy cơ cao nhiễm HIV so với những người khỏe mạnh.

Để tránh nguy cơ biến chứng, việc phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, thăm khám phụ khoa định kỳ, đi khám ngay nếu nhận thấy mình là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh. Quan hệ tình dục lành mạnh 1 vợ 1 chồng là điều cần thiết để hạn chế tối đa nguy cơ đối với các bệnh xã hội

Việc phát hiện hiện sớm bệnh lậu nữ giới không chỉ giúp hạn chế nguy cơ biến chứng, giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh lậu lây lan.

Bệnh lậu ở phụ nữ có chữa được không?

Bệnh lậu nữ có thể chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm mà không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, khi không có dấu hiệu, rất dễ chuyển thành bệnh lậu mãn tính ở nữ giới khó để điều trị triệt để hơn. Thông thường khi phát hiện bệnh lậu ở phụ nữ giới bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị sau:

– Dùng thuốc kháng sinh đường tiêm, đường uống và đặt âm đạo để diệt vi khuẩn lậu. Việc dùng thuốc điều trị lậu đối với phụ nữ gặp phải nhiều khó khăn hơn so với nam giới, liệu trình cũng kéo dài hơn và phức tạp hơn. Cần được theo dõi hiệu quả trong suốt quá trình điều trị để đảm bảo hiệu quả cũng như không xảy ra bất cứ vấn đề gì phát sinh không kiểm soát.

– Kiêng quan hệ tình dục tuyệt đối cho đến 10 ngày sau khi hết liệu trình điều trị, cho dù các dấu hiệu bệnh lậu đã hết. Mặc dù không còn các triệu chứng, vi khuẩn lậu vẫn còn tồn tại. sau khi hết liệu trình, cần có thời gian đợi để chắc chắn vi khuẩn đã được tiêu diệt hoàn toàn.

– Xét nghiệm lại sau 3 tháng điều trị bệnh để chắc chắn không còn tác nhân gây bệnh tồn tại trong cơ thể.

– Khám và điều trị lậu với những đối tác tình dục, đối tượng có nguy cơ lây nhiễm từ người bị bệnh. Thực hiện các biện pháp phòng tránh, kiêng hoạt động tình dục trong thời gian điều trị.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lậu ở phụ nữ giới mà các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Đông Phương cung cấp hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Thăm khám định kỳ và phòng chống bệnh là cách bảo vệ mình tốt nhất khỏi những bệnh xã hội nguy hiểm. Thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc, vui lòng chat ngay hoặc gọi đến hotline 0983.000.497 để được hỗ trợ giải đáp.

Đông Phương chúc các bạn nhiều sức khỏe!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC