X
livechat
Tìm kiếm [x]

Nấm da là gì

Nấm da là căn bệnh thường gặp ở nước ta, khiến người mắc bệnh có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên thiếu tự tin. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua những thông tin do bác sĩ phòng khám da liễu Đông Phương chia sẻ dưới đây.

Nguyên nhân gây nên bệnh nấm da

nam da la gi

Nấm da là gì

Có rất nhiều nguyên nhân làm nảy sinh nấm da nhưng chủ yếu là do nấm ký sinh ở các tế bào thượng bì chết.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh

Khi da bị ẩm ướt sẽ tạo môi trường cho bào tử nấm sinh sôi và phát triển gây nên nấm da. Mặt khác, nếu môi trường nóng ấm khiến da đổ mồ hôi nhiều cũng sẽ làm bệnh nấm thêm điều kiện lây lan bởi vì chất việc ra mồ hôi làm trôi chất nhờn có chức năng diệt nấm và khiến da dễ mắc bệnh hơn. Đặc biệt, người bị suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS, viêm da dị ứng… cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh nấm da bởi vì lúc này hàng rào da bảo vệ cơ thể chống các bệnh nhiễm trùng, nấm và virus đã bị tổn hại hoặc suy yếu khiến da mất khả năng miễn dịch.

Yếu tố khiến nấm da lây lan

  • Lây từ người sang người: việc trực tiếp tiếp xúc với người bệnh làm tăng nguy cơ nấm da.
  • Lây từ động vật sang người: nếu tiếp xúc với động vật mang bệnh bằng các cử chỉ như vuốt ve, chải lông cho động vật… người có thể nhiễm bệnh nấm da từ chúng.
  • Lây từ đồ vật sang người: khi tiếp xúc với bề mặt đồ vật có chứa vi khuẩn, vi rút, nấm bạn cũng có khả năng lây bệnh.
  • Lây nhiễm từ đất sang người: đây là trường hợp hiếm nhưng cũng có khả năng do tiếp xúc lâu dài với đất quá bẩn, bạn có thể nhiễm bệnh nấm da.

Những dấu hiệu nấm thường thấy

Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của các loại bệnh nấm da, có thể chia ra các nhóm bệnh nấm da cơ bản với những dấu hiệu bệnh như sau:

Nấm lang ben: dấu hiệu thường thấy trên da là những vết, mảng, chấm loang lổ có màu trắng nhạt giống bột phấn hoặc đôi khi có màu hơi hồng. Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy ở da khi có mồ hôi hoặc ra nắng. Quan sát bề mặt mặt da có vảy cám.

Nấm tóc: dấu hiệu đặc trưng là trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào khiến sợi tóc dễ đứt. Nếu nấm tóc do trichophyton gây nên thì sẽ xuất hiện tổn thương trên da đầu với hiện tượng vết tròn nhỏ mang kích thước 3 – 5mm. Những vết này thường có vảy mỏng và dễ gây ngứa.

Nấm hắc lào: dấu hiệu đặc trưng của bệnh là lúc đầu trên da xuất hiện những đám đỏ hình tròn như đồng xu với đường kính 1 – 2cm, dần dần đám đỏ này lan to ra thành những mảng to như lòng bàn tay hoặc có thể to hơn. Nếu bệnh nặng đám da đỏ có bờ viền ranh giới rõ và nổi gồ cao trên mặt da kèm theo mụn nướcnhỏ li ti, quan sát ở giữa đám tổn thương nhận thấy xu hướng lành và hiện tượng hơi bong vảy da, người bệnh cảm thấy rất ngứa ngáy và khó chịu. Trường hợp nấm hắc lào phát triển thành thể lâm sàng do viêm da hoặc nhiễm khuẩn thì vùng da bị nấm sẽ có mụn mủ, phù nề, chảy dịch, tổn thương trên da có màu thẫm.

Nấm bẹn: thường xuất hiện đối xứng ở2 bên vùng bẹn với tổn thương có dạng đồng tiền, rõ ranh giới, có viền bờ, phía trên viền có mụn nước và giữa tổn thương có xu hướng lành, trên bề mặt vết nấm bong vảy nhẹ làm cho người bệnh rất ngứa ngáy.

Nấm móng: quan sát sẽ nhận thấy móng bị lỗ rỗ rồi dày lên kèm theo mụn mủ màu vàng hoặc trắng, một số trường hợp móng có thể bị teo hoặc biến dạng.

Nấm kẽ chân: bệnh có dấu hiệu đặc trưng là ở các kẽ ngón chân thứ 3, 4 bị bong xước da và có màu hơi vàng, có thể có mụn nước dưới kẽ chân hay mu bàn chân, chảy dịch. Nếu viêm da bội nhiễm sẽ có mụn mủ, bàn chân sưng nề, vảy da, tiết dịch, có thể sốt hoặc nổi hạch ở bẹn. Bệnh gây ngứa ngáy.

Nấm vảy rồng: tại những vùng da tổn thương sẽ xuất hiện hình tròn đồng tâm có nhiều vảy mỏng, một bờ bám vào da và xếp lên nhau giống lợp ngói. Người bệnh thường bị ngứa về đêm nên dễ mất ngủ.

Điều trị nấm da như thế nào?

Nguyên tắc điều trị nấm da cần căn cứ vào từng trường hợp nhiễm nấm cụ thể để sử dụng thuốc đặc trị. Mỗi loại nấm da có những cách chữa trị khác nhay nên cần được thăm khám để chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp. Vì thế nếu những vết nấm trên da của bạn trong 2 tuần không cải thiện thì topots nhất bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để khám bệnh. Bác sĩ có thể tiến hành cạo da hay lấy mẫu da bị bệnh soi dưới kính hiển vi để kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Trong trường hợp đã soi nhưng cho kết quả âm tính, nếu nghi ngờ bạn nhiễm nấm da, bác sĩ có thể lấy bệnh phẩm để nuôi cấy để có kết luận chính xác nhất.

Điều trị nấm da phải phù hợp với bệnh

Điều trị nấm da phải phù hợp với bệnh

Hiện nay, phương pháp điều trị nấm da thường được áp dụng đó là sử dụng thuốc chống nấm như miconazole, clotrimazole, ketoconazole… Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc cụ thể, có thể kết hợp cả dùng thuốc uống và thuốc bôi. Bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý kê đơn và dùng thuốc vì sẽ dễ xảy ra phản ứng phụ hoặc làm bệnh nặng hơn.

Trên đây là những thông tin chung nhất về nấm da. Hiện nay, phòng khám da liễu Đông Phương đã và đang thực hiện thăm khám, chữa trị cho nhiều bệnh da liễu khác nhau trong đó có bệnh nấm da bằng những phương pháp tiên tiến đem lại hiệu quả cao nhất, giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi những phiền toái do nấm da gây ra. Toàn bộ quá trình khám chữa đều được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa da liễu có kinh nghiệm dày dạn, đã từng chữa trị thành công cho hàng trăm ca mắc nấm da nên bạn hoàn toàn yên tâm khi đến chữa trị tại Đông Phương.

Nếu bạn cần những thông tin chi tiết hơn về nấm da, hãy để chuyên gia của phòng khám da liễu Đông Phương chia sẻ với bạn bằng cách liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được tư vấn.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC