X
livechat
Tìm kiếm [x]

Nguyên nhân nấm móng là gì

Nguyên nhân nấm móng là gì? Móng mủn, bề mặt móng xù xì, mất độ bóng, mưng mủ và sưng, đỏ ở chân móng…là những dấu hiệu nhận biết thường gặp ở những người mắc bệnh nấm móng. Tìm hiểu và nắm bắt các nguyên nhân gây nấm móng sẽ giúp bạn đọc có những kiến thức cần thiết để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh nấm móng

Nấm móng là một bệnh da liễu phổ biến, thường xuất hiện những người làm việc chân tay trong môi trường phải thường xuyên tiếp xúc điều kiện vệ sinh ẩm ướt, không đảm bảo. Bệnh  bắt đầu bằng những đốm dưới đầu móng màu vàng hoặc trắng. Bệnh có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều móng tay, chân.

Thủ phạm chính gây bệnh nấm móng là các loại vi nấm. Các loại vi nấm qua những vết thương hoặc kẽ tay, chân lọt vào cơ thể và sinh sôi, phát triển rất nhanh. Chúng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trên bề mặt da cũng như các tế bào da, từ đó dẫn đến tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy và chuyển màu da.

Nguyên nhân nâm móng ban đầu

Nguyên nhân nâm móng ban đầu

Thông thường có hai loại vi nấm chủ yếu là nguyên nhân nấm móng, đó là nấm hạt men và nấm sợi tơ.

Nấm hạt men, hay còn gọi là nấm Candida albicans:

Khi bị nhiễm nấm candida, bề mặt của móng bị tổn thương dẫn đến biến dạng sần sùi, gồ ghể và mất đi vẻ trơn láng bình thường, đồng thường móng bị nhiều chất bẩn đóng phủ lên.

Một đặc điểm khi nhiễm loại nấm này là những tổn thương sẽ tiến từ trong mầm móng ra ngoài và sưng đỏ ở quanh móng, bóp rất đau và có mủ.

Nấm sợi tơ, hay còn gọi là nấm Dermatophytes:

Khi nhiễm nấm sợi tơ, các thương tổn sẽ bắt đầu từ bờ tự do của móng và tiến vào bên trong mầm móng, xung quanh móng cũng không có hiện tượng viêm.

Tuy nhiên, bệnh chỉ bùng phát khi móng tay, chân liên tục phải tiếp xúc với hơi ẩm, ấm – đây là điều kiện thuận lợi hoàn hảo để vi nấm lây lan và phát triển.

Một số yếu tố nguy cơ trở thành nguyên nhân nấm móng mà bạn cần phòng tránh là:

Do vệ sinh kém:

Những đối tượng có thói quen không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhất là ở vùng móng tay, móng chân sẽ tạo điều kiện cho vi nấm dễ dàng xâm nhập, lây lan và phát triển gây bệnh.

Do tiếp xúc chất độc:

Những trường hợp do đặc thù công việc mà phải tiếp xúc các chất độc hại hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa như xà phòng, hóa chất công nghiệp, xăng dầu…. Chính những yếu tố này khiến cho vùng da và móng ở tay, chân dễ bị tổn thương và mắc bệnh.

Do nhiễm nước bẩn:

Sử dụng nước bẩn để vệ sinh tay chân, móng tay, móng chân hay nguồn nước mà bạn đang sử dụng mỗi ngày bị nhiễm bẩn sẽ khiến cho mầm bệnh có trong nước ô nhiễm bám vào móng, xâm nhập và gây bệnh.

Nguyên nhân nấm móng do nước bẩn

Nguyên nhân nấm móng do nước bẩn

Do cơ địa mẫn cảm:

Những người có cơ địa mẫn cảm thường xuyên gặp phải chấn thương nhẹ. Những tổn thương ở vùng móng tay, móng chân rất dễ bị nhiễm nấm, hình thành bệnh nấm móng.

Do di truyền:

Một nguyên nhân bệnh nấm móng không thể không nhắc đến là yếu tố di truyền. Những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh sẽ dễ bị nấm móng hơn người bình thường.

Lây nhiễm do tiếp xúc:

Có các hoạt động thường xuyên ở một số nơi công cộng như phòng tập thể thao, bể bơi khiến khả năng mắc bệnh nấm móng tăng cao. Nguồn nước ở bể bơi có thể chứa mầm bệnh, hay hoạt động ở phòng tập thể thao khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi – điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, chậu tắm…. với người bệnh cũng là một hình thức lây nhiễm bệnh.

Việc sử dụng găng tay, đeo tất quá lâu hay đeo giày trong thời gian quá dài cũng là nguyên nhân gây bệnh nấm móng.

Thông thường môi trường bên trong đôi giày ấm ẩm, chỉ cần giới hạn thời gian trong một buổi tối có thể trở thành môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Hơn nữa, sự tuần hoàn đưa máu đến các ngón chân sẽ bị giảm sút hơn so với ngón tay, từ đó hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc phát hiện cũng như loại bỏ nhiễm trùng. Đây cũng là nguyên nhân nấm móng chân xảy ra nhiều hơn ở tay.

Triệu chứng của bệnh nấm móng:

Dấu hiện nhận biết bệnh nấm móng rõ ràng nhất là sự thay đổi về màu sắc cũng như cấu tạo của vùng móng chân, móng tay.

Móng chân, móng tay sẽ bắt đầu xuất hiện các khe nứt li ti khi bị nhiễm bệnh. Lớp tế bào sừng trên bề mặt móng cũng dày lên, khi sờ vào có cảm giác hơi sần, gồ ghề.

Da ở vùng xung quanh móng thường có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy, đồng thời bị mẩn đỏ. Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng da ở vùng kẽ móng.

Móng sẽ chuyển sang màu xám đục hoặc màu vàng, bệnh nặng có thể chuyển sang màu xanh xám hoặc màu đen. Các lớp sừng cũng giòn hơn và dần dần bong tróc, có kèm mùi hôi tanh rất đặc trưng.

Nấm móng là một trong những bệnh da liễu khó điều trị lại rất dễ tái nhiễm trở lại. Chính vì vậy việc tham khảo những thủ phạm, nguyên nhân gây bệnh nấm móng trên đây sẽ là bước đầu tiên để biết cách phòng tránh bệnh.

Nếu bạn đọc còn vấn đề nào cảm thấy chưa thỏa đáng hay còn quan tâm đến bệnh nấm móng hay các bệnh da liễu khác, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sỹ chuyên khoa phòng khám da liễu Đông Phương.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC