Da vảy cá ở chân là tình trạng bệnh vảy cá phổ biến nhất. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và đời sống. Vậy chân bị vảy cá có chữa được không? Cần làm gì để cải thiện tình trạng chân bị vảy cá? Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích về bệnh trong bài viết dưới đây
Tìm hiểu chung về chân bị vảy cá
Nhận biết dấu hiệu chân bị vảy cá
Triệu chứng bệnh da vảy cá ở chân trong giai đoạn đầu rất khó nhận biết do dễ bị nhầm lẫn với viêm da cơ địa. Tuy nhiên, sau một thời gian sẽ có những biểu hiện rõ ràng và đặc trưng hơn.
Các lớp da chết phía trên khô và hình thành các vết nứt. Da chết xếp tầng giống như vảy cá.
Nguyên nhân gây bệnh da vảy cá ở chân
Nguyên nhân gây vảy cá ở chân chủ yếu là do di truyền. Bố hoặc mẹ có gen bệnh sẽ di truyền cho con. Tỷ lệ di truyền bệnh khá cao, hầu hết các trường hợp có bố hoặc mẹ bị vảy cá sẽ xuất hiện vảy cá. Đây cũng là một bệnh di truyền khá phổ biến trong cộng đồng.
Một số trường hợp bệnh vảy cá không liên quan đến di truyền. Nó liên quan đến khả năng đề kháng, sức khỏe của cơ thể người bệnh. Những người mắc bệnh tự miễn, hội chứng suy giảm miễn dịch có nguy cơ khá cao mắc bệnh vảy cá.
Nhiều trường hợp ghi nhận bệnh vảy cá xuất hiện khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh. Nó thường xuất hiện cùng với các bệnh da liễu khác như chàm da hoặc viêm da dị ứng. Cũng có thể sau khi các tổn thương trên da lành lại sẽ xuất hiện tình trạng chân bị da vảy cá.
Cũng có thể xuất hiện bệnh da khô vảy cá ở chân do tiếp xúc với hóa chất. Với những người có cơ địa dị ứng, sau khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ khiến xuất hiện tình trạng vảy cá ở chân.
Bệnh vảy cá ở chân có nguy hiểm không?
Bệnh vảy cá ở chân là bệnh mãn tính không nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh cũng không gây biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên ảnh hưởng của nó lại khá nặng nề.
Vảy cá ở chân làm suy giảm nghiêm trọng thẩm mỹ. Người bệnh rất tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý. Không những thế, sự kỳ thị của những người xung quanh càng khiến người bệnh khép mình với xã hội. Cũng vì thế mà bất cứ người nào bị vảy cá ở chân cũng muốn chữa bệnh ngay lập tức.
Bệnh gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Khi tình trạng vảy cá ở chân trở nên nghiêm trọng hơn tạo thành các kẽ nứt sâu và chảy máu. Cảm giác đau nhức khiến việc đi lại của người bệnh cũng khó khăn.
Nếu không được điều trị tích cực, hiệu quả, các vết nứt có thể lan rộng. Cảm giác đau đớn thường trực ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sống, công việc và cả nghỉ ngơi.
Cách điều trị vảy cá ở chân
Hiện nay y học chưa có cách điều trị vảy cá ở chân triệt để. Chưa có kết luận nào được đưa ra thống nhất và có thể cam kết hiệu quả của phương pháp. Những biện pháp được sử dụng chỉ nhằm giảm ảnh hưởng của triệu chứng vảy cá ở chân.
Bạn có thể áp dụng các cách trị vảy cá ở chân tại nhà. Nếu muốn đạt hiệu quả cao hơn hãy đi khám chuyên khoa và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Dưới đây là một số cách trị vảy cá ở chân thường được áp dụng
Cách trị da vảy cá ở chân tại nhà đơn giản
Biện pháp chữa vảy cá ở chân tại nhà dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Người bệnh có thể thực hiện bất cứ lúc nào với những nguyên liệu dễ tìm, không tốn chi phí. Nó chỉ có hiệu quả cải thiện phần nào các triệu chứng bên ngoài. Không thể chữa khỏi vảy cá ở chân chỉ với những phương pháp này. Dù vậy nếu kiên trì thực hiện nó vẫn mang lại cho bạn những kết quả khả quan. Một số cách chữa bệnh vảy cá ở chân tại nhà như:
Ngâm chân nước muối ấm
Nước muối ấm có tác dụng làm ẩm, làm mềm, giảm căng da và cảm giác đau đớn. Muối có tác dụng sát khuẩn, nước muối loãng mang đến hiệu quả bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi các tác tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Các bạn có thể pha nước muối ấm loãng để ngâm chân 15-20 phút mỗi tối. Sau đó thấm khô bằng khăn sạch và thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo.
Tẩy tế bào chết thường xuyên cho da chân bị vảy cá
Tại vùng da bị bệnh vảy cá, tế bào chết được hình thành liên tục. Việc loại bỏ tế bào chết thường xuyên giúp da thông thoáng hơn. Thực hiện việc này trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị sẽ giúp thuốc thẩm thấu sâu hơn và có tác dụng tốt hơn.
Nên lựa chọn phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của bạn. Dù là tác động vật lý hay sử dụng hóa chất cũng cần cẩn thận. Không nên lạm dụng việc này nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến da.
Sử dụng các sản phẩm cấp ẩm an toàn, tự nhiên
Chọn các sản phẩm tự nhiên và lành tính để cung cấp đủ ẩm cho vùng da bị bệnh. Việc này hỗ trợ làm mềm da, giảm các cảm giác khó chịu đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Tư vấn bác sĩ về loại sản phẩm phù hợp sử dụng với làn da bị vảy cá. Tránh xa các sản phẩm có hàm lượng hóa chất cao để không khiến tình trạng vảy cá trở nên trầm trọng hơn.
Điều trị vảy cá ở chân bằng thuốc
Trong những trường hợp bệnh da khô vảy cá ở chân nghiêm trọng hơn, các phương pháp tự nhiên tại nhà không mang lại hiệu quả người bệnh cần đi khám và điều trị tích cực hơn. Có nhiều loại thuốc khác nhau, tuy nhiên chúng đều có chứa những thành phần như:
Axitlactic/ Axit alpha hydroxy: Những chất này có trong dược, mỹ phẩm có hiệu quả dưỡng ẩm, chống lão hóa và làm mềm da.
Retinoids có nguồn gốc là dẫn xuất vitamin A. Sử dụng nó trong điều trị bệnh vảy cá ở chân nhằm ngăn chặn quá trình hình thành các tế bào chết. Làm chậm quá trình sản sinh tế bào mới cũng như đào thải các tế bào chết hình thành da vảy cá. Việc sử dụng retinoids trong điều trị cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Trong một số trường hợp nó có thể gây tác dụng phụ như rụng tóc, khô môi hoặc dị tật thai nhi ở phụ nữ mang thai
Trong những trường hợp bệnh gây đau đớn và cản trở sinh hoạt, khó khăn khi đi lại. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chữa bệnh da khô vảy cá ở chân đường uống như Isitretinoin hoặc Acitretin. Tuy nhiên các loại thuốc này thường đi cùng tác dụng phụ nguy hiểm như đau dạ dày hay xương yếu. Vì thế nó hạn chế chỉ định, chỉ được kê khi bệnh thực sự nghiêm trọng.
Với những đối tượng bị nhiễm trùng từ các vết nứt da tại vùng vảy nến. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống viêm bao gồm cả bôi hoặc uống.
Lưu ý khi điều trị chân bị vảy cá
Bên cạnh các cách trị bệnh da vảy cá ở chân, chế độ sinh hoạt, chăm sóc da cũng đóng vai trò quan trọng. Một số lưu ý dưới đây từ bác sĩ chuyên khoa giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Giữ gìn vệ sinh: Vệ sinh vùng da bị bệnh thường xuyên. Sử dụng nước ấm và các chất tẩy rửa dịu nhẹ để làm sạch da mỗi ngày, khi tắm. Đồng thời, sử dụng các khăn sạch, quần áo sạch và hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Dưỡng ẩm da: Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày phù hợp với da của bạn. Tăng cường độ ẩm trong phòng nếu thời tiết hanh khô.
Tránh tiếp xúc với tác nhân kích ứng: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xà phòng có hóa chất tẩy mạnh. Ưu tiên sử dụng những loại có nguồn gốc tự nhiên, lành tính và không gây kích ứng.
Mang giày dép thoải mái: Chọn giày dép với chất liệu mềm mại, an toàn và thông thoáng. Đặc biệt với những người bị vảy cá ở đầu ngón chân, kẽ chân, mu hoặc lòng bàn chân.
Kết luận
Bệnh vảy cá ở chân rất phổ biến. Bệnh không thực sự nguy hiểm với sức khỏe và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc điều trị y khoa bằng thuốc là cần thiết. Hãy chủ động chăm sóc da mỗi ngày và liên hệ bác sĩ chuyên khoa nếu bạn cần điều trị. nếu có thắc mắc, vui lòng gọi hotline 0983.000.497 hoặc chat ngay. Các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Đông Phương luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trị bệnh vảy cá.