Cước chân là bệnh lý thường gặp vào mùa lạnh. Bệnh không nguy hiểm tuy nhiên mang đến cảm giác đau đớn rất khó chịu. Vậy bị phát cước chân là gì? Làm thế nào để phòng tránh và cách điều trị hiệu quả?
Cước chân mùa lạnh là bệnh gì?
Cước chân là cách gọi nôm na cho tình trạng viêm các mao mạch ở đầu các ngón chân. Biểu hiện thường thấy là da đầu các ngón chân sưng đỏ, tấy, nóng rát, có cảm giác ngứa. Đôi khi da các ngón chân còn đổi màu đỏ, xanh hoặc tím.
– Bệnh này thường xảy ra khi thời tiết trở lạnh, phổ biến vào mùa đông. Chính vì thế mà nó còn được gọi là bị cước chân mùa đông. Đối tượng thường gặp là người già và trẻ nhỏ. Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ cao hơn ở nam giới.
– Bệnh cước là một phản ứng của cơ thể với môi trường. Thực tế cho thấy, đây là bệnh có tính chất di truyền. Nếu trong gia đình có người bị bệnh, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.
– Những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc với môi trường nước, chịu lạnh sẽ dễ bị bệnh hơn những đối tượng khác.
– Những người mắc các bệnh như Lupus hoặc Raynaud là đối tượng hàng đầu phải đối mặt với căn bệnh này. Về cơ bản, bệnh cước không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí có thể tự khỏi. Tuy nhiên, triệu chứng đau đớn lại tác động không nhỏ đến hoạt động thường ngày của bệnh nhân.
– Trong trường hợp bệnh chuyển nặng không được điều trị có thể gây biến chứng. Phổ biến nhất là gây viêm, sung huyết, phù nề, mất cảm giác thậm chí là hoại tử tế bào.
Vì sao bị cước chân vào mùa đông?
Nguyên nhân bị cước chân vẫn chưa được kết luận chính xác. Tuy nhiên mỗi liên hệ giữa thời tiết và tuần hoàn máu được cho là cơ chế hình thành bệnh cước. Đặc biệt, vào mùa động, khi thời tiết trở lạnh là điều kiện để bệnh cước xuất hiện.
Khi thời tiết trở lạnh, cơ thể không được bảo vệ đủ ấm, các mạch máu sẽ co lại để duy trì thân nhiệt. Chính vì thế nó cản trở quá trình lưu thông máu đến đầu chi. Thiếu oxy khiến ngón chân sưng phù, đau nhức, là cơ chế khiến ngón chân bị cước.
Một nguyên nhân bị bệnh cước chân khác là sưởi ấm trực tiếp ở nhiệt độ quá cao. Người bệnh có thói quen ngâm chân nước quá nóng, hơ trên nguồn nhiệt trực tiếp… cũng sẽ dẫn đến những dấu hiệu bệnh này.
Nguyên nhân bị cước ngón chân được biết có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Những người trong gia đình từng bị cước chân thì nguy cơ bị bệnh của bạn cũng cao hơn. Nó được cho rằng là do sự tương đồng trong yếu tố tuần hoàn máu, khả năng dị ứng, phản ứng với môi trường thời tiết đặc biệt.
Phòng cước chân và cách chữa hiệu quả nhất
Bệnh cước là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị mà không để lại hệ lụy gì cho sức khỏe. Bệnh cước chân tay ở trẻ em còn có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa nguy cơ phải chịu đau đớn do bệnh cước, phòng bệnh là điều cần thiết.
Cách phòng bệnh cước vào mùa lạnh
Phòng bệnh cước chân mùa lạnh không khó. Bạn hoàn toàn có thể tránh bệnh cước với những cách dưới đây:
- Giữ ấm tay chân, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Mặc quần áo đủ ấm, đi tất, bao tay, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh.
- Giữ cho bàn tay, bàn chân sách và khô, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước lạnh hay quá nóng.
- Không đi các loại tất, bao tay hay giày quá chật, làm ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu đến đầu chi.
- Ngâm tay, chân vào nước gừng muối ấm trước khi đi ngủ vào mùa đông. Dùng củ gừng nhỏ khoảng 20g giã nát. Cho thêm nước ấm vừa đủ và 1 thìa cà phê muối, khuấy đều. Ngâm tay và chân trong khoảng 15-20 phút sau đó lau khô.
- Giảm thiểu tối đa việc sử dụng các chất kích thích có tác dụng co mạch như cà phê, thuốc lá….
- Giữ môi trường sống được thông thoáng, ấm áp, sạch sẽ vào mùa đông
- Không nên gãi, cào xước hay nắn bóp mạnh tay để làm giảm cảm giác đau ngứa. Chỉ nên xoa nhẹ nhàng nếu quá khó chịu.
Ngay khi có dấu hiệu căng nhức, sưng đầu ngón chân. Hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn hướng chữa trị sớm hiệu quả nhất.
Cách chữa cước chân hiệu quả nhất
Để biết đâu là bệnh cước chân hiệu quả nhất, người bệnh cần đi khám. Sau khi đánh giá tình hình thực tế, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hầu hết các trường hợp bệnh cước đều đáp ứng không tích cực với thuốc. tuy nhiên, với mỗi trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc chỉ định thuốc làm giảm triệu chứng cho bệnh nhân.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc bôi chứa coticoid để giảm nhanh các triệu chứng sưng nhức và ngứa.
Nếu bệnh có hiện tượng viêm, sẽ được chỉ định thêm các thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng.
Trong một số trường hợp bệnh đặc biệt nghiêm trọng, các thuốc trên không có hiệu quả lâu dài. Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc có tác dụng giãn mạch. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giãn mạch này cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ. Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu.
Bệnh cước chân có thể được khắc phục bằng thuốc tuy nhiên hiệu quả không triệt để. Người bệnh cần điều trị và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không mua thuốc về điều trị tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa phòng khám Đông Phương về bệnh cước chân. Hy vọng với những kiến thức trên, mọi người sẽ có cách bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Mọi thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần hỗ trợ về bệnh cước, bạn vui lòng chat ngay hoặc gọi đến số hotline 0983.000.497 để được hỗ trợ.