Bệnh vảy cá gồm một nhóm các bệnh có biểu hiện là vảy da khô ráp như vẩy cá, lan tỏa, không viêm, nhưng tồn tại rất lâu đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, thường xuất hiện ở trẻ em. Bệnh vảy cá ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Vậy bệnh vảy cá là bệnh gì và điều trị như thế nào?
Bệnh vảy cá là gì?
Bệnh vảy cá (lchthyosis Vulgaris) là một loại bệnh lý về da với biểu hiện là da khô ráp như vảy cá, đặc biệt tập trung ở tay và cẳng chân. Đây là căn bệnh có tính chất di truyền, bệnh xuất hiện rất sớm, ngay từ những tháng đầu hoặc năm đầu sau khi sinh, có thể là 2-3 năm sau sinh, trẻ sẽ xuất hiện các triệu trứng của bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
- Do di truyền trong gia đình: Bệnh vẩy cá có di truyền là kết quả của đột biến gen. Gen đột biến được truyền từ thế hệ trước qua các thế hệ kế tiếp trong gia đình. Tuy nhiên cũng có thể trong một gia đình chỉ có một người bị ảnh hưởng bởi gen đột biến này.
- Do yếu tố truyền nhiễm: nguyên nhân gây bệnh do yếu tố truyền nhiễm. Chủ yếu nhất là do nhiễm chất hóa học.
- Với điều kiện môi trường sống hiện nay, các chất thải công nghiệp, các chất hóa học, chất độc kim loại nặng…, được thải ra môi trường một cách bừa bãi gây ô nhiễm nặng. Các chất này đi vào cơ thể dần trở thành các bệnh tiềm ẩn cực lớn. Từ đó là nguyên nhân dẫn tới bệnh da cá. Ngoài da, bệnh xuất hiện còn có thể do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn và các loại nấm chân khuẩn truyền nhiễm.
- Do yếu tố tinh thần: Khi tinh thần phải chịu quá nhiều áp lực, thường xuyên căng thẳng, lo âu, lao lực… sẽ sinh ra bệnh. Yếu tố tinh thần quyết định rất lớn đến thể chất của người bệnh.
- Do thể chất người bệnh : Khi người bệnh mắc phải một số căn bệnh như ung thư, thận (thận) suy mãn tính, hoặc bệnh tuyến giáp…thì sẽ tạo điều kiện hình thành bệnh.
Triệu chứng bệnh vảy cá
Một số triệu chứng điển hình sau:
- Trong trường hợp bệnh nhẹ, da sẽ có biểu hiện khô ráp. Bệnh da khô vảy cá róc vảy mỏng (da mốc), đặc biệt là về mùa đông.
- Trường hợp bệnh đã ở giai đoạn nặng triệu chứng xuất hiện toàn thân với da khô ráp. Bệnh vảy cá thông thường nổi vảy hình tròn hoặc hình trám, màu nâu xám.
- Triệu trứng của bệnh này rõ rệt nhất ở vùng da dày như lưng, mông, mặt ngoài các chi. Những vùng da mỏng như nách, bẹn, khuỷu tay chân, cổ mặt… thường không bị.
- Khi người bệnh gãi, chà sát mạnh, dễ bị xước da, gây nhiễm khuẩn thứ phát, nổi mụn nhọt, chốc lở. Vào mùa đông, mặt, rìa lòng bàn tay chân thường bị nẻ.
- Ngoài những tổn thương trên da như vảy dày, da khô và thô ráp, màu trắng bạc hoặc màu nâu. Da không đỏ, không chảy nước, lớp thượng bì nứt ra thành vảy giống như vảy cá. Còn có thể xuất hiện triệu chứng trên móng tay, móng chân như móng khô, dễ gãy, lông ít, tóc khô và thưa.
Phân loại bệnh
Bệnh vảy cá được chia thành 3 loại chính:
Dạng thông thường:
Bệnh vảy cá thông thường là một dạng bệnh vảy cá do di truyền gen trội gây nên và hiếm khi có biểu hiện nặng. Trên da sẽ xuất hiện các triệu chứng như khô da, bong vẩy khi sơ sinh, hoặc khoảng 2 tháng sau sinh, vảy màu trắng xám, nhỏ mịn, mảnh nhỏ cuộn tròn bám nửa vào da.
Người bệnh mắc bệnh vảy cá thông thường thì khả năng mắc cùng các bệnh như bệnh viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng hoặc là bệnh hen là rất cao.
Dạng nhiễm sắc thể X:
Bệnh vảy cá dạng nhiễm sắc thể X có triệu chứng là vẩy da nhiều, màu nâu bẩn, vẩy da to, dính, màu nâu sẫm bẩn, hình đa giác, thường được biểu hiện ở 75% số bệnh nhân sau khi sinh.
Vào mùa khô hanh, bệnh tiến triển nặng hơn khiến cho bệnh nhân rất khó chịu. Ở dạng này không nhẹ đi khi bệnh nhân lớn lên như dạng thông thường.
Dạng bong vảy lá:
Vảy cá dạng bong vảy cũng không nhẹ hơn sau khi bệnh nhân lớn lên. Bệnh có biểu hiện là xuất hiện vẩy da lớn, thô, dày, màu nâu bao phủ khắp cơ thể, nặng nhất ở chi dưới, xung quanh có lớp sừng dày và sùi lên, các tổn thương da có thể khiến cho bệnh nhân bị sẹo.
Điều trị bệnh da vảy cá
Phòng khám da liễu Đông Phương sử dụng liệu pháp quang hoá trị liệu (PUVA) trong quá trình trị liệu. Cách trị bệnh da vảy cá này được dùng phổ biến trên thế giới từ nhiều năm nay và là kết tinh của những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong y học.
So với các phương pháp truyền thống, PUVA có tác dụng nhanh. Cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, ngăn cản quá trình tăng sinh vẩy và ức chế các dị nguyên.
Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh nhân sẽ uống thuốc Psoralen để tạo cảm ứng ánh sáng rồi mới chiếu tia PUVA vào vùng da bị bệnh. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của từng người bệnh. Số lần chiếu tia sẽ khác nhau, thông thường là 2-3 lần/tuần. Mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 2 tháng.
Để bảo vệ mắt, người bệnh cần đeo kính trong khi chiếu tia. Giữa các lần điều trị, không được tiếp xúc với ánh sáng hay tự ý dùng các thuốc chữa vảy cá khác.
Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ hotline 0983.000.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!