Bệnh chàm tổ đỉa là một dạng đặc biệt của căn bệnh chàm, bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới. Bệnh có thể bùng phát ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là giai đoạn từ 20 – 40 tuổi, và cả ở 2 giới. Căn bệnh mãn tính, thường tái đi tái lại khiến người bệnh luôn có cảm giác vô cùng khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh chàm tổ đỉa qua bài viết sau đây.
Bệnh chàm tổ đỉa là gì?
Chàm tổ đỉa là một dạng đặc biệt của căn bệnh chàm (hay eczema). Tuy bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng bệnh có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần, việc điều trị bệnh cho dứt điểm cũng gặp không ít khó khăn.
Bệnh sẽ phát triển trong khoảng vài tuần, thường phát thành từng đợt. Nếu giữ gìn không làm vỡ mụn nước thì mụn có thể tự xẹp và bong vảy, hình thành lớp da non màu hồng.
Nếu trường hợp ngứa ngáy khiến bạn không chịu được mà gãi có thể dẫn đến nhiễm khuẩn mụn mủ.
Có khi bệnh không cần chữa cũng tự khỏi nhưng sẽ tái phát trở lại sau một thời gian sau.
Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa
Nguyên nhân bệnh chàm tổ đỉa rất đa dạng và phức tạp, việc nắm bắt nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng để lựa chọn phương án điều trị đúng nguyên nhân nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Do cơ địa bệnh nhân:
- Nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh thì có thể di truyền sang đời sau.
- Một số trường hợp do mắc phải các bệnh lý như viêm gan, thận, đại tràng, bệnh suyễn….
- Một số trường hợp do các chức năng hoạt động bị rối loạn khiến cơ thể thay đổi mà bùng phát bệnh.
- Một số trường hợp do tăng tiết mồ hôi. Tuyến bài tiết mồ hôi vùng tay và chân ở một số người hoạt động mạnh và trở thành môi trường thuận lợi để virus, vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Do nguyên nhân dị nguyên:
- Do đặc thù công việc. Nhiều người do đặc thù công việc phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, hay các chất kích ứng da…
- Do dị ứng. Nhiều người cơ địa mẩn cảm dễ bị dị ứng với các yếu tố như môi trường ô nhiễm, hóa chất, mùi..
- Do ăn phải các loại thức ăn không phù hợp cơ địa.
Do yếu tố khác:
- Do sức đề kháng cơ thể yếu, chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học : ăn nhiều chất đạm và đồ ăn cay nóng.
- Do nhiễm nấm : Một số trường hợp vi nấm phát triển và gây nên bệnh tổ đỉa chân tay.
- Do một số yếu tố như lông chó mèo, khói thuốc, bệnh nhiễm trùng…
Triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa
Sang thương bệnh chàm tổ đỉa biểu hiện ra bên ngoài là mụn nước khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân, mé bên ngón tay cũng như các mặt trên, dưới, hai bên ngón chân. Tổn thương thường có xu hướng đối xứng và không bao giờ lây lan vượt quá cổ tay và cổ chân.
Trước khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện cảm giác ngứa rát ở vùng tay chân, thậm chí ở một số trường hợp kèm theo hiện tượng tăng tiết mồ hôi.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là những nốt mụn nước màu trắng trong, có kích thước nhỏ chỉ khoảng 1mm, nằm sâu và khá chắc, khó bỡ ở dưới da.
Những nốt mụn này thường tập trung lại thành từng chùm nằm chìm trong lớp thượng bì hơi gồ trên bề mặt da bàn tay bàn chân. Nhiều khi các mụn nước tập trung và kết tụ lại thành một bóng nước lớn.
Các mụn nước thường có xu hướng khô đi, rất ít khi tự vỡ. Khi khô lại, mụn nước tạo thành một điểm dày sừng màu vàng đục và gây hiện tượng tróc da.
Nếu trường hợp bị nhiễm khuẩn thì mụn nước, bóng nước sẽ bị đục và sưng đỏ, đi kèm theo đó là tình trạng sưng hạch bạch huyết tại các vị trí xung quạn và hiện tượng nóng sốt ở người bệnh.
Bệnh xảy ra theo đợt và gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu cho người bệnh, hơn nữa còn thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng.
Nếu phát hiện bất kỳ một dấu hiệu nào trên đây và nghi ngờ bị chàm tổ đỉa, người bệnh cần nhanh chóng có biện pháp phòng tránh cũng như đi gặp bác sỹ để có phương án điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
Thuốc trị bệnh chàm tổ đỉa
Tùy vào từng trường hợp mà phương pháp điều trị bệnh cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đến phòng khám để kiểm tra xem mình mắc bệnh chàm tổ đỉa hay đơn thuần chỉ là bệnh tổ đỉa thông thường.
Khi đã chắc chắn là bệnh chàm tổ đỉa, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng giai đoạn của bệnh như thuốc mỡ, thuốc điều trị nhiễm trùng hay dị ứng…..
Trường hợp chàm tổ đỉa trong giai đoạn cấp tính, có thể sử dụng:
Dung dịch jarish đắp lên vùng tổn thương; Dung dịch xanh metylen hoặc castellani bôi lên vùng tổn thương bị bội nhiễm; Thuốc kháng histamin dạng uống và kháng sinh phòng bội nhiễm để điều trị toàn thân.
Trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng corticoid liều thấp dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp chàm tổ đỉa trong giai đoạn bán cấp, có thể sử dụng:
Hồ nước hoặc hồ tetrapred bôi tại chỗ để giảm phù nề; có thể kết hợp với kem bôi kháng sinh có chứa corticoide như fusicort, supricort-N…..
Điều trị toàn thân chàm tổ đỉa tiếp tục sử dụng thuốc kháng histamin dạng uống và kháng sinh phòng bội nhiễm.
Trường hợp chàm tổ đỉa trong giai đoạn mãn tính, có thể sử dụng:
Kem bôi dạng mỡ chứa corticoide như dermovate, eumovate, flucinar….; Thuốc bôi ức chế miễn dịch tacrolimus; có thể kết hợp với thuốc làm ẩm da như cetaphyl, skincare-U….
Điều trị toàn thân tiếp tục sử dụng thuốc kháng histamin dạng uống và kết hợp một số sinh tố C, A, E.
Trường hợp tổn thương lâu ngày, bác sỹ da liễu có thể điều trị theo liệu trình riêng biệt theo tình trạng mỗi bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, cách chữa bệnh chàm bằng đông y cũng mang lại hiệu quả tích cực.
Cách phòng tránh bệnh chàm tổ đỉa
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để phòng tránh bệnh chàm tổ đỉa một cách hiệu quả, bạn đọc nên chú ý:
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ cho bàn tay, bàn chân luôn được sạch sẽ, khô ráo, tránh để ẩm ướt lâu.
- Hạn chế các thực phẩm có nguy cơ khiến cơ thể dị ứng cũng như các thực phẩm kích thích, cay nóng như bia rượu, ớt, tiêu…
- Cần sử dụng đồ bảo hộ và găng tay cao su khi phải tiếp xúc với các môi trường hóa chất do tính chất công việc như thường xuyên sử dụng các chất tẩy rửa, làm việc trong xưởng cao su, xăm lốp xe…
- Cần đặc biệt chú ý phòng tránh bệnh nếu trường hợp trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh hen suyễn hoặc bệnh viêm da dị ứng, nhất là hạn chế tiếp xúc với lông thú, hóa chất, bụi bẩn hay nước nhiễm bẩn…
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh chàm tổ đỉa do các bác sỹ chuyên khoa tại phòng khám da liễu Đông Phương cung cấp, nếu còn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh chàm cũng như các bệnh da liễu khác, bạn đọc có thể liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn của chúng tôi thông qua hotline 0983.000.497 hoặc trực tiếp đến địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!